Tiềm năng phát triển mô hình trồng rau trái vụ năng suất cao

Mộc Châu có khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng phù hợp phát triển nông nghiệp. Phát huy lợi thế, huyện Mộc Châu đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đặc biệt là mô hình trồng rau trái vụ.Lợi ích lớn nhất từ canh tác nông nghiệp trái vụ là nâng cao về giá thành sản phẩm cho người sản xuất. So với cùng một mặt hàng rau, các loại rau như súp lơ, cải thảo, cải bắp có giá cao gấp nhiều lần khi bán trái vụ. Tuy nhiên trồng rau trái vụ đòi hỏi người trồng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên thăm đồng để kịp xử lý sâu bệnh. Ngoài ra, do trồng trái vụ nên cần chú trọng việc tưới nước, kết hợp bón phân đều đặn, nếu độ ẩm không đạt sẽ khiến cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng và kém chất lượng. Cũng cần chú ý tới hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng khi mưa kéo dài. 

anh tin bai

Kiểm tra mô hình trồng bắp cải tại Bản Áng, xã Đông Sang

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và phát huy lợi thế về các điều kiện tự nhiên. HTX Nông nghiệp hữu cơ và Kết nối cung cầu Mộc Châu được thành lập từ năm 2018, với 13 thành viên tham gia, quy mô sản xuất trên diện tích 13,5 ha. Thời điểm mới thành lập, HTX chỉ sản xuất rau chính vụ, sản phẩm làm ra chưa có hợp đồng sản xuất tiêu thụ, chưa đưa vào được các nhà máy chế biến, các siêu thị nên giá trị canh tác chỉ đạt 160 triệu/ha/năm/3 vụ sản xuất. Đến năm 2023, HTX Nông nghiệp hữu cơ và kết nối cung cầu Mộc Châu được Viện Môi trường Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Sơn La lựa chọn tham gia dự án hiện Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình và phát triển vùng trồng rau trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP” tại tỉnh Sơn La. Mô hình trình diễn các loại cây là cải ăn lá, cải bắp, súp lơ và cà chua. Dự án đã hỗ trợ người tham gia mô hình 1  phần giống, vật tư sản xuất và cấp chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 11892 – 1: 2017/ BKHCN cho 10ha đất canh tác của HTX. Sau 1 năm triển khai, Dự án đã giúp giảm công lao động, tăng giá trị sản phẩm của nông dân. 

anh tin bai

Kiểm tra mô hình trồng cải thảo kết hợp hệ thống tưới phun sương

Hiện nay, bên cạnh sản xuất theo phương pháp truyền thống, các hộ dân đã chú trọng đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới để tránh côn trùng, tạo ra môi trường thích hợp cho cây trồng phát triển; đồng thời, áp dụng khoa học - kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình trồng rau trái vụ đã giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đã sản xuất rau xanh, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân ở Mộc Châu đã phát triển được các chuỗi cung ứng rau, quả an toàn đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn cho các thành phố lớn. Đến nay, toàn huyện đã có gần 180 tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ với tổng diện tích sản xuất gần 1.100 ha và có khoảng 2.100 tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình thực hiện ủ phân hữu cơ vi sinh tại vườn với khối lượng khoảng trên 4.200 tấn. Gần 3.000 cơ sở sử dụng phân bón hữu cơ trong trồng trọt./.

Tác giả: Nguyễn Huyền Trang - Trung tâm Khuyến nông Sơn La.
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập