HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN VM 070 VỚI MÔ HÌNH CANH TÁC KHOAI SỌ BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THUẬN CHÂU
Thực hiện chương trình hợp tác giữa Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND huyện Thuận Châu thực hiện dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”. Với mục đích thay đổi dần canh tác theo các phương pháp truyền thống, tập quán canh tác cũ lạc hậu thiếu các quy trình trồng, cũng như áp dụng khoa học - kỹ thuật vào các khâu chăm sóc thích ứng với biến đổi khi hậu bất thường hiện nay. Thông qua các mô hình thực nghiệm tại xã Nậm Lầu có thể khẳng định Cây Khoai sọ là một trong những cây trồng rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí

Khoai sọ Thuận Châu là sản phẩm đặc sản của địa phương tại Sơn La; đây là một trong các sản phẩm đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể; được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào danh sách các loại nguồn gen quý của Việt Nam cần được giữ gìn và phát triển.

Khoai sọ Thuận Châu sinh trưởng và phát triển phù hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ấm và mưa nhiều với nhiệt độ dao động trung bình từ 18,5oC đến 230C, độ cao trung bình 700 đến 1000 m so với mực nước biển, lượng mưa trung bình/năm khoảng  1560 mm, ẩm độ không khí trung bình 85%; đất phù hợp cho cây khoai sọ là loại đất feralit được hình thành trên đá vôi giàu mùn.

 Nhằm góp phần giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của BĐKH gây ra, bảo vệ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Thực hiện chương trình hợp tác giữa Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND huyện Thuận Châu thực hiện dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”. Với mục đích thay đổi dần canh tác theo các phương pháp truyền thống, tập quán canh tác cũ lạc hậu thiếu các quy trình trồng, cũng như áp dụng khoa học - kỹ thuật vào các khâu chăm sóc thích ứng với biến đổi khi hậu bất thường hiện nay.

Nhận thấy rằng, khoai sọ Thuận Châu phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Thuận Châu, mô hình canh tác khoai sọ bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu đã được dự án VM070 triển khai tại huyện Thuận Châu từ năm 2021. Sau hai năm triển khai xây dựng mô hình đã thu được những thành quả nhất định như khoai sọ trồng tại các mô hình có củ to hơn, năng xuất cao hơn người dân trồng thu nhập trên 1000m2 đạt từ 13 đến 20 triệu đồng cao hơn nhiều so với cây trồng khác và sản phẩm chưa đủ để cung cấp ra thị trường, đặc biệt các mô hình đã được triển khai thực hiện trên diện tích trồng lúa một vụ, diện tích thường xuyên thiếu nước trồng lúa cho năng xuất thấp, một số vùng đã chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi hoặc để hoang nhưng khi trồng khoai sọ đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại xã Nậm Lầu, bước vào vụ sản xuất năm 2023, mô hình canh tác khoai sọ thích ứng với BĐKH đã được triển khai bản Phúc với 30 học viên tham gia, các học viên tham dự 100% dân tộc Thái thuộc các đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Tham dự lớp học học viên được trao đổi các kiến thức về kỹ thuật canh tác khoai sọ, nhận biết các đối tượng sâu bệnh gây hại và quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng trong phòng trừ sâu, bệnh hại, hạn chế sử dụng không đúng thuốc hoặc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại trong đó ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học trên cây khoai sọ và các biện pháp thực hiện canh tác theo hướng canh tác bền vững, sau khi trao đổi về lý thuyết học viên thực hành quan sát ngay tại ruộng mô hình trình nhằm hệ thống lại kiến thức và giúp học viên hình thành được thói quen quan sát, đánh giá các thay đổi của cây khoai sọ qua các buổi học để có các biện pháp tác động phù hợp với từng giai đoạn.

Mô hình canh tác khoai sọ bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai bắt đầu từ tháng 3 năm 2023 với 02 ô thí nghiệm (với 01 giống Khoai sọ); công thức 1: canh tác bền vững bón phân hữu cơ; Công thức 2: canh tác bón phân hóa học theo quy trình kỹ thuật; Công thức 3: canh tác theo truyền thống của người dân bản địa. Sau 08 buổi tập huấn, lớp tập huấn đã tổ chức buổi hội thảo đầu bờ về mô hình canh tác khoai sọ bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu. Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã được tham quan mô hình và thảo luận về kết quả đạt được của mô hình. Nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao các kết quả đạt được của mô hình đó là:

- Đánh giá hiệu quả ảnh hưởng đến môi trường: Việc tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giảm lượng phân bón hóa học đặc biệt phân đạm so với cách bón truyền thống đã làm cho cây khoai sọ sinh trưởng phát triển tốt hơn do bộ rễ phát triển khỏe mạnh, đất tơi xốp hơn, các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động mạnh từ đó giúp cải tạo đất, bộ rễ ăn sâu hút được nhiều nước và dinh dưỡng hơn, đồng thời sự xuất hiện của sâu bệnh hại giảm từ đó giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ ít làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đặ biệt là các thiên địch, duy trì cân bằng sinh thái tự nhiện giữa thiên địch và sâu bệnh. Việc bón phân cân đối, hợp lý, giảm lượng phân bón hóa học, giảm thuốc bảo vệ thực vật hóa học giúp việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người sử dụng.

anh tin bai

Các đại biểu tham dự hội thảo mô hình khoai sọ tại xã Nậm Lầu

- Về hiệu quả kinh tế: Để tính năng suất khoai sọ, lớp học đã thực hiện thu cây hoạch khoai sọ tại các điểm theo đường chéo góc tại từng ô thí nghiệm để cân, đo, đếm trọng lượng, số lượng củ Khoai sọ để tính năng suất từng ô thí nghiệm. Kết quả đạt được như sau: Năng suất tại công thức bón phân hữu cơ vi sinh đạt 306,3 kg/300 m2, năng xuất tại công thức phân bón hóa học theo quy trình kỹ thuật đạt 271,2 kg/300 m2, năng xuất tại công thức theo truyền thống người dân đạt 202 kg/300 m2. Với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, với diện tích 300 m2 tại công thức bón phân hữu cơ vi sinh đạt thu được 6.126.000 đồng tương ứng; Tại công thức phân bón hóa học theo quy trình kỹ thuật đạt 5.424.000 đồng, tại công thức theo truyền thống người dân thu được 4.038.000 đồng. Kết quả trên cho thấy việc bón phân hữu cơ vi sinh và áp dụng biện pháp canh tác khoai sọ bền vững nhằm thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu giúp cây khoai sọ phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn và cho năng suất được cao hơn so với việc bón phân hóa học theo truyền thống. Đồng thời cũng cho thấy hiệu quả canh tác từ khoai sọ cao hơn rất nhiều so với canh tác lúa nương, ngô.

Phát biểu tại buổi hội thảo, các đại biểu tham dự đều nhất trí sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phát triển mô hình canh tác khoai sọ bền vững vận động nhân dân trên địa bàn phát triển, hình thành các vùng sản xuất Khoai sọ tập trung, vùng nguyên liệu khoai sọ đặc sản để cung cấp các sản phẩm khoai sọ chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân đồng thời góp phần giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

anh tin bai

Các đại biểu tham quan mô hình 

Với các kết quả đạt được như trên, có thể khẳng định: Cây Khoai sọ là một trong những cây trồng rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại xã Nậm Lầu và việc phát triển cây khoai sọ có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với các cây trồng trên nương khác như: Ngô, lúa nương, sắn, ... do đó, để cải thiện sinh tế người dân có thể mở rộng trồng thành các vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa nương, ngô kém hiệu quả sang thâm canh khoai sọ bền vững hoặc trồng xen với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, việc phát triển khoai sọ cần phải theo hướng bền vững: thăm đồng ruộng thường xuyên, bón phân cân đối, hợp lý, tăng cường bón các loại phân bón hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc IPM, có như vậy mới đạt được mục tiêu: gia tăng hiệu quả kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Tác giả: Huân Nguyễn - Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập