Hội thảo mô hình canh tác khoai sọ bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Tiếp nối thành thành công của dự án từ năm 2022, ngày 14/11/2023, Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình “Canh tác khoai sọ bền vững nhằm giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu”.

 Tham dự hội thảo có trên  60 đại biểu đến từ Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ thực vật phối hợp; Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD); Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thuận Châu; Ban quản lý, các đoản thể và các hộ nông dân các bản của xã Chiềng Pha tham dự. 

anh tin bai

Toàn cảnh đại biểu tham dự Hội thảo

Mô hình được triển khai thực hiện trên đất ruộng lúa thiếu nước của hộ gia đình chị Cà Thị Hoa, bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha, trồng bằng giống khoai sọ địa phương với diện tích 4.000 m2 (trong đó 2000 m2 ô thử nghiệm theo phương pháp canh tác bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu: Bón phân cân đối, hợp lý giữa hữu cơ và phân vô cơ (sử dụng phân hữu cơ vi sinh);  2000 m2 ô thử nghiệm sử dụng phân bón hoá học theo quy trình kỹ thuật; Tổ chức lớp tập huấn tại hiện trường (FFS) cho 30 học viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã với tổng số 08 buổi theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây khoai sọ.

 

anh tin bai

Đại biểu tham quan mô hình tại hiện trường

Qua tham quan thực tế mô hình triển khai tại bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu và các báo cáo đánh giá kết quả tổng kết lớp tập huấn, tính toán kết quả triển khai xây dựng mô hình canh tác khoai sọ thích ứng với năm 2023: Tuy năm nay thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều hơn so với các năm trứơc, tuy nhiên vẫn đạt một số kết quả khả quan: Tại mô hình trồng theo phương pháp canh tác thích ứng biến đổi khí hậu cho năng suất lý thuyết (tính cho 1.000m2) đạt trên 344kg, trọng lượng trung bình của loại 1,2,3 đều cao hơn phương pháp canh tác truyền thống (bón phân vô cơ), giá bán trung bình tại ruộng từ 20.000-25.000đ/kg tùy kích cỡ củ, dự tính tổng thu về được 6.880.000 đồng, tương đương tổng thu nhập trên 68,6 triệu đồng/ha. Đối với ô thí nghiệm 2.000m2 canh tác theo phương pháp truyền thống (Sử dụng phân bón hóa học): Năng suất đạt trên 300kg/1000 m2, chi phí đầu vào tăng hơn do phải mua phân bón NPK và thuốc bảo vệ thực vật, dự tính tổng thu về được 6.000.000 đồng, tương đương tổng thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha. So sánh với biện pháp canh tác truyền thống của nông dân: Phương pháp canh tác thích ứng biến đổi khí hậu, năng suất cao hơn 8,6 tấn/ha, chi phí đầu vào giảm, tổng thu cao hơn cao hơn so với tập quán sản xuất hiện nay của nông dân địa phương là gần 9 triệu đồng/ha.

 

anh tin bai


anh tin bai

Chị Cà Thị Hoa, chủ hộ tham gia mô hình trình bày báo cáo kết quả các ô thí nghiệm

 

anh tin bai

Thu hoạch và tính toán năng suất khoai sọ của các ô thí nghiệm

Thông qua hội thảo và hiệu quả mà Dự án mang lại giúp  nông dân trồng khoai sọ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khoai sọ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng thiếu nước, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân./.

Tác giả: Huân Nguyễn - Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập