Thuận Châu: Hội thảo mô hình canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang đặt ra những nguy cơ cho sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có cây cà phê, tác động đến sinh kế của người trồng cà phê trên địa bàn huyện Thuận Châu và tỉnh Sơn La. Những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, mô hình mưa, cũng như các sự kiện thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cà phê. Nhằm đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình, ngày 25/10/2023, hội thảo đầu bờ mô hình canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu được tổ chức tại bản Trai Cường, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu với trên 60 đại biểu tham dự.

 Để phát triển một cách tiếp cận chiến lược có thể ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sản xuất cà phê. Nhằm hỗ trợ người trồng cà phê trong việc xây dựng khả năng chống chịu của họ với biến đổi khí hậu, năm 2023, Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” tại Sơn La, do Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình về canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại các xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu. 

anh tin bai

Toàn cảnh Hội thảo

Mô hình được triển khai trên diện tích 2.000m 2, gồm 3 ô thí nghiệm: Canh tác cà phê bền vững thích ứng với BĐKH (sử dụng phân bón hữu cơ), canh tác thích ứng với BĐKH (sử dụng phân bón vô cơ) và canh tác truyền thống của người dân. Trên cơ sở hệ sinh thái đồng ruộng để tác động kỹ thuật canh tác cà phê theo hướng bền vững (mối quan hệ biện chứng: Cây trồng - Sinh vật hại - Điều kiện ngoại cảnh - Con người, dự trên kết quả thăm đồng thường xuyên để tác động vào đồng ruộng.

anh tin bai

Đại biểu  đánh giá năng suất, chất lượng cà phê tươi

Với biện pháp kỹ thuật áp dụng: Thâm canh kết hợp quản lý dịch hại tổng hợp, chủ yếu bón phân hữu cơ + vi sinh, chỉ sử dụng phân bón hóa học khi cần thiết, sử dụng biện pháp canh tác kỹ thuật  kết hợp biện pháp thủ công, cơ giới và sinh học để phòng chống sinh vật hại. Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi thật sự cần thiết, dùng thuốc có nguồn gốc sinh học. Trồng cây che bóng xem vườn cà phê, trồng cỏ xung quanh nương cà phê để giảm thiểu xói mòn, rửa trôi đất. 

Theo báo cáo đánh giá kết quả mô hình và thăm tại thực địa: Năng suất của mô hình cà phê tại  thí nghiệm canh tác cà phê bền vững thích ứng với BĐKH (sử dụng phân bón hữu cơ) đạt cao nhất 15,36 tấn quả tươi/ha, tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1.000 quả đạt cao hơn, cây khỏe, ít sâu bệnh hại, giảm số lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí đầu vào, tổng thu nhập đạt 153,6 triệu đồng/ha (cao nhất so với các ô thí nghiệm); với ô thí nghiệm sản xuất bón phân vô cơ năng suất đạt 13,44 tấn/ha, tổng thu nhập đạt 134,4 triệu đồng/ha; theo phương pháp truyền thống của người dân đạt 12,48 tấn/ha, tổng thu nhập đạt 124,8 triệu đồng/ha. Do cà phê năm nay được mùa, được giá nên bà con nông dân rất phấn khởi, việc tuyên truyền, nhân rộng mô hình là rất khả thi, được chính quyền và nông dân đánh giá cao và đồng tình ủng hộ.

Từ thành công và kết quả mô hình khẳng định được sự cần thiết, lợi ích về kinh tế - xã hội - môi trường đối với việc canh tác cà phê thích ứng với BĐKH trên địa bàn huyện Thuận Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Việc áp dụng vào trong quá trình canh tác góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập gắn với tăng trưởng xanh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà ngành nông nghiệp đang đề ra./.

Tác giả: Vân Anh - Trung tâm Khuyến nông Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập