HỘI THẢO MÔ HÌNH CANH TÁC CÀ PHÊ BỀN VỮNG VÀ THÍ NGHIỆM CHỐNG XÓI MÒN, RỬA TRÔI ĐẤT TRÊN NƯƠNG CÀ PHÊ
Nằm trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc”, (mã dự án VM070). Ngày 31/10/2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La phối hợp với Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), UBND huyện Thuận Châu, UBND xã Nậm Lầu tổ chức buổi Hội thảo đầu bờ về “mô hình canh tác cà phê bền vững và thí nghiệm chống xói mòn, rửa trôi đất trên nương cà phê”.

Hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá kết quả đạt được của mô hình và kết quả thí nghiệm thực hiện sau thời gian triển khai thực hiện tại nương cà phê chọn làm thí nghiệm tại bản Mỏ, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu. Mô hình canh tác cà phê bền vững thích ứng với khí hậu và thí nghiệm chống rửa trôi, xói mòn đất trên nương cà phê được bắt đầu triển khai từ tháng 2 năm 2023 với 30 học viên tham gia là đại diện của 30 hộ gia đình của bản Mỏ, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu. Các học viên tham dự 100% dân tộc Thái thuộc các đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Mô hình được thực hiện trên nương cà phê  có độ dốc khoảng 250 . Ở phía giữa đỉnh đồi có trồng một số loại cây ăn quả (sơn tra, mận), phía chân đồi là một hủm (rãnh) rộng. Tại nương cà phê lớp học đã thực hiện bố trí 2 công thức thí nghiệm:

- Công thức 1: Thí nghiệm chống xói mòn, rửa trôi đất

Cách bố trí thí nghiệm như sau: Sử dụng tấm lưới đen có chiều rộng 50 cm, chiều dài 20 m để làm thí nghiệm (loại lưới đen có các lỗ nhỏ nên khi có mưa nước sẽ chảy từ trên đỉnh nương cà phê xuống lưới đen sẽ giữ lại lớp đất và thảm thực vật bị rửa trôi xuống, chỉ có nước chảy qua). Tính cây cà phê từ hàng trên cùng xuống 7 hàng dải một lượt lưới đen để giảm tốc độ dòng chảy và giữ lại các chất mùn để được giữ đựơc đất rửa trôi xuống tạo đường đồng mức cho nương cà phê. Thực hiện liên tục như vậy cho đến hàng cuối cùng của nương cà phê. Tổng số hàng lưới đen bố trí thí nghiệm là 10 hàng.

anh tin bai

- Công thức 2: Đối chứng

 Là phần nương cà phê không bố trí thí nghiệm, canh tác cà phê theo phương pháp truyền thống.

anh tin bai

Tại 8 buổi tập huấn lớp học đã tiến hành quan sát, theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu về mức độ rửa trôi, xói mòn đất trên nương cà phê dốc như: số rãnh chảy sói mòn, độ sâu của rãnh chảy, độ dầy tầng mùn đất tại các đường tạo đồng mức. So sánh với ô đối chứng. Thảo luận, phân tích học viên về mức độ rửa trôi,  xói mòn đối với đất dốc, từ đó đưa ra các giải pháp canh tác cà phê phù hợp để hạn chế xói mòn, rửa trôi đất

Bên cạnh nội dung chính về theo dõi thí nghiệm, các giảng viên lớp tập huấn đã hướng dẫn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững như cách cưa đốn, tỉa cành; kỹ thuật bón phân cho cây cà phê; nhận biết và quản lý phòng trừ sâu bệnh hại cà phê tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường lượng phân bón hữu cơ; hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Về kết quả thí nghiệm chống xói mòn, rửa trôi đất: Học viên lớp học đã quan sát và trực tếp đo các chỉ tiêu về sói mòn, sạt lở đất: số rãnh chảy sói mòn, độ sâu của rãnh chảy, độ dầy tầng mùn (theo cả bề dọc và bề ngang) đất tại các đường tạo đồng mức cho thấy: Sau các trận mưa lớn, lượng đất đá, tàn dư thực vật trên nương cà phê đã bị trôi từ trên đỉnh đồi xuống đã được tấm lưới đen giữ lại. Tùy theo từng vị trí độ dày tầng mùn giữ lại khác nhau, cụ thể càng hàng lưới trên cùng nhiều nhất và càng xuống phía dưới độ dày tầng mùn càng giảm, cụ thể ở đường đồng mức 1 (hàng lưới đen thứ nhất tính từ trên đỉnh nương cà phê xuống), độ dày tầng đất mùn 40 cm, bề ngang 5 cm; ở đường đồng mức 10 (hàng lưới đen thứ 10 tính từ trên đỉnh nương cà phê xuống), độ dày tầng đất mùn 27 cm, bề ngang 3 cm; 

anh tin bai

Tại buổi Hội thảo, các Đại biểu đã trực tiếp tham quan mô hình và nghe học viên lớp học trình bày báo cáo; những kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn vướng mắc. Sau khi đã trực tiếp được “mắt thấy, tai nghe”, các đại biểu đã có những đánh giá khách quan và đều cùng chung một kết luận đó là: “Mô hình canh tác cà phê bền vững thích ứng với khí hậu và thí nghiệm chống rửa trôi, xói mòn đất trên nương cà phê được đánh giá là một mô hình với thí nghiệm mới, giúp đánh giá được mức độ xói mòn, rửa trôi đất trên các nương đất có độ dốc, từ đó trang bị kỹ thuật canh tác cà phê bền vững để hạn chế sự xói mòn, rửa trôi đất nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, giảm được các chi phí đầu vào như: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giảm bớt sự phát thải các chất độc hại vào môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và tăng năng suất, sản lượng cà phê đồng thời đưa ra các biện pháp để phòng chống xói mòn rửa trôi đất giúp cho các hộ trồng cà phê trên đất dốc có các kiến thức về các biện pháp phòng chống xói mòn, rửa trôi đất để canh tác có hiệu quả hơn, bảo vệ được tầng đất canh tác.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo

  
anh tin bai

Đại biểu phát biểu ý kiến


anh tin bai

Đại biểu đi thăm mô hình

 

anh tin bai
anh tin bai

Quan sát thí nghiệm

Tác giả: Huân Nguyễn - Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập