Hội thảo Canh tác cà phê bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu- mô hình cần nhân rộng
Ngày 24/10/2023, tại bản Muổi Nọi A, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình “Canh tác cà phê bền vững  thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2023”. 

Tham dự Hội thảo có hơn 60 đại biểu đến từ các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện Thuận Châu, xã Chiềng Pha, bản Muổi Nọi A và các bản lân cận. Xuất phát từ thực trạng canh tác cà phê còn bộc lộ nhiều tồn tại tác động xấu đến môi trường như: Việc lạm dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón vô cơ liên tục qua nhiều vụ sản xuất, ít sử dụng phân bón hữu cơ và nước tưới cho cà phê, mật độ trồng cà phê còn dày, cây già cỗi, thoái hóa, ít đốn tỉa, tạo tán, canh tác trên đất dốc thiếu bền vững gây xói mòn, rửa trôi đất..., làm đất trồng bị suy thoái nghiêm trọng, quá trình chua hóa đất diễn ra nhanh hơn. Cùng với tác động của kỹ thuật canh tác, sản xuất cà phê tại Sơn La cũng chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu... Tất cả những điều này đã làm cho sản xuất cà phê thiếu bền vững, hiệu quả kinh tế giảm sút, tác hại tiêu cực của biến đổi khí hậu, có nguy cơ đe dọa đến đời sống của nhiều hộ sản xuất quy mô nhỏ, trong đó có nông dân trồng cà phê. Mô hình nằm trong khuôn khổ của Dự án VM070: Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” được triển khai trên địa bàn xã huyện Thuận Châu cho nhóm cộng đồng nghèo. 

anh tin bai

Toàn cảnh Hội thảo tại hội trường

Mô hình canh tác cà phê bền vững thích ứng với BĐKH tại xã Muổi Nọi được xây dựng quy mô 2.000m2, tại gia  đình chị Cà Thị Quyết, bản Muổi Nọi A, được chia làm 3 ô thí nghiệm, trong đó: Công thức 1 (hữu cơ) canh tác cà phê  bền vững thích ứng với BĐKH có sử dụng bón phân hữu cơ, tỉa cành tạo tán và sử dụng thuốc BVTV sinh học; Công thức 2 (vô cơ) canh tác cà phê  bền vững thích ứng với BĐKH có sử dụng bón phân vô cơ, tỉa cành tại tán và sử dụng thuốc BVTV hóa học; Công thức 3 (đối chứng) canh tác cà phê  theo phương pháp truyền thống mà phần lớn người dân vẫn thực hiện: Không tỉa cành tạo tán, bón phân vô cơ, sử dụng thuốc BVTV hóa học. Song song với việc triển khai mô hình, Dự án đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tổ chức 08 lớp tập huấn tại hiện trường (FFS) cho 30 học viên là hộ trồng cà phê trên địa bàn xã theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

anh tin bai
anh tin bai

Đại biểu tham quan mô hình tại thực địa

Qua báo cáo kết quả các ô thí nghiệm, được trực tiếp đi thăm mô hình do chính học viên thực hiện và theo dõi đã thu được một số kết quả khả quan: Phương pháp canh tác cà phê thích ứng với BĐKH (công thức 1-vô cơ) năng suất cà phê quả tươi đạt 17,5 tấn/ha, CT 2- Hữu cơ đạt 15 tấn/ha, CT 3 - Truyền thống (đối chứng) đạt 13,5 tấn/ha. So sánh giữa các phương pháp canh tác cà phê bền vững thích ứng với BĐKH với canh tác truyền thống: Năng suất cà phê cao hơn từ 1,5-2,5 tấn (khoảng 20%); quả cà phê to, đều hơn, tỷ lệ chắc cao, mức độ nhiễm sâu bệnh hại thấp hơn so với phương pháp canh tác truyền thống; giảm lượng phân bón hóa học, tăng lượng phân bón hữu cơ, tận dụng phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp ủ phân bón cho cây trồng, làm tăng các loại thiên định và hệ vi sinh vật cho đất, đất tơi xốp hơn, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển khỏe; mạnh hạ thấp độ cao do cây cà phê được đốn tỉa cành, nương cà phê thông thoáng hơn, thuận lợi trong quá trình thu hoạch, ít sâu bệnh gây hại nên hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn so với bón phân vô cơ và phương pháp canh tác truyền thống. Đây chính là biện pháp giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác cà phê bền vững.   

 

anh tin bai

Nông dân tham trình bày báo cáo kết quả mô hình tại Hội thảo

anh tin bai

Đồng chí Lò Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu phát biểu tại Hội thảo

Đồng chí Lò Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu khẳng định: Mô hình đã thành công, phù hợp với định hướng phát triển cây cà phê của huyện, xã và đạt được mục tiêu của dự án là tìm ra những hạn chế và vấn đề tồn tại trong các vườn cà phê trồng thuần và trồng xen nhằm xây dựng quy trình canh tác cà phê bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đóng góp vào phát triển kinh tế xanh và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu quả của Dự án triển khai trên địa bàn xã thời gian qua mang lại hiệu quả thiết thực, mô hình cần được tuyên truyền nhân rộng, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương./.

Tác giả: Vân Anh - Trung tâm Khuyến nông Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập