GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SƠN LA

 

anh tin bai


         1. Vị trí, chức năng

         - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

          - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Sở) có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

         2. Nhiệm vụ và quyền hạn

        Thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

         3. Cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

         a) Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc

         - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; phối hợp với Giám đốc Sở khác, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở.

          - Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở.

          - Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

         b) Cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:

         - Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:

          + Văn phòng.

          + Thanh tra.

          + Phòng Tổ chức cán bộ.

          + Phòng Kế hoạch - Tài chính.

          + Phòng Phát triển nông thôn.

          + Phòng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

          - Các chi cục trực thuộc Sở:

          + Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

          + Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.

          + Chi cục Kiểm lâm.

          + Chi cục Thủy lợi.

          - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

          + Trung tâm Khuyến nông.

          + Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

          + Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.

          - Văn phòng Điều phối nông thôn mới (giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh).

KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

         Ngay sau khi giành được độc lập, Đảng và nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuý lợi. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp cách mạng cả nước, ngành luôn cỏ sự thay đổi về tên gọi và tổ chức để đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ: Từ Bộ Canh nông (năm 1945); Nha Thuỷ lợi (năm 1953); Bộ Nông Lâm; Bộ Thuý lợi - Điện lực (năm 1955); Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Bộ Thuỷ lợi Điện lực; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thuỷ sản, Cục Lương thực (năm 1960); Bộ Thuỷ lợi; Tổng cục Lương thực (năm 1962); Uỷ Ban Nông nghiệp Trung ương, Bộ Lương thực thực phẩm (năm 1971); Bộ Lâm nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực, Tổng cục Cao su, Bộ Nông nghiệp và CNTP. Sau ngày giải phỏng miền Nam, thống nhất đất nước; Bộ Nông nghiệp và PTNT được thành lập từ 01/11/1995 fren cơ sờ hợp nhất Bộ Nông nghiệp và CNTP, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy lợi (năm 1995); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay được thành lập trên cơ sờ hợp nhất Bộ Nông nghiệp và PTNT (cũ) với Bộ Thủy sản (năm 2007).

         Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT đã vượt qua nhiều gian nan thử thách và có những bước trường thành về nhiều mặt, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

         Trong các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống giặc ngoại xâm (1945-1975), nông nghiệp, nông dân, và nông thôn đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của “hậu phương lớn đổi với tiền tuyến lớn”. Thực hiện lời dạy của Bác: “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương” cùng với những phong trào tiêu biểu như “hũ gạo nuôi quân”; “thóc không thiểu một cân, quân không thiều một người”...đã góp phàn vô cùng quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại hoà bình, thống nhất đất nước.

        Trong những nãm tháng khỏ khăn của thời kỳ khôi phục đất nước sau chiến tranh (1975- 1985), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã phấn đấu vượt qua khó khăn tiên phong trong công cuộc Đổi mới của đất nước sau này. Trong những năm tháng đó, nông nghiệp đã vượt lên những khó khăn, trì trệ kéo dài trong sản xuất, tìm hướng đi mới và đã đạt được bước tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là về sản xuất lương thực, góp phần quan trọng ổn định đời sống, kinh tế cùa cả nước..

         Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nông nghiệp và nông thôn liên tục giành được những thành tựu to lớn và toàn diện, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng lên hàng năm, đưa nước ta thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản hàng đầu trên thế giới. Các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sàn đều có bước phát triển rất mạnh mẽ; năng suất lúa liên tục tăng qua các năm. Nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung đã được hình thành và phát triển; tạo ra khối lượng hàng hoá lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, các loại lâm sản. Nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới. Hàng nghìn công trình thuý lợi được xây dựng, trong đó có nhiều công trình quy mô lớn là yếu tố vô cùng quan trọng tạo ra sự phát triển của sản xuất nông lâm thuỷ sản; nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và xây dựng nông thôn. Hệ thống thuỷ lợi với hàng ngàn hồ đập, trạm bơm, hàng chục ngàn kin kênh mương, đê kè được hình thành là một thành tim hết sức to lớn cùa đất nước ta mà nhiều nước đang cố gắng làm theo.

          Nhờ sản xuất phát triển, đời sống người dân nông thôn liên tục được cải thiện, từ chỗ có hàng triệu người chết đói năm 1945; cảnh thiếu đói kéo dài mấy chục năm đến chỗ đủ ăn và hiện nay người nông dân đang chuyển từ bữa ăn no đến bữa ăn ngon, từ chỗ chủ yếu lo về đời sống vật chất thì nay đang nâng cao và làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần. Hầu hết các vùng nông thôn đã và đang có bước phát triển rất nhanh, nhà xây nhà ngói đang cơ bản thay thế những mái tranh nghèo năm xưa. Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sờ ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Đồng thời, những thành tựu này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giải quyết vấn đề an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo,xuất khẩu nông sản với một số mặt hàng có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, hệ thống tổ chức ngành ngày càng hoàn thiện, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao về năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị và tinh thần phục vụ. Đã hình thành một cơ chế quản lý nhà nước tương đối thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Các tổ chức về thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm, quản lý thuỷ lợi, các viện nghiên cứu, các trường đã không ngừng lớn mạnh với đội ngũ đông đảo cán bộ được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trang thiết bị hiện đại dần tiếp cận với trình độ quốc tế.

         Tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, góp phần xứng đáng vào sự ng­hiệp phát triển chung của cả nước, ngành Nông nghiệp và PTNT đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt được sự tăng trưởng bền vững, chất lượng, cải thiện cơ bản điều kiện sống của dân cư nông thôn nhất là người nghèo, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 

         Phát huy truyền thống của ngành, tiếp tục đổi mới thể chế tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, doanh nhân các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật làm cơ sỡ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông, lâm, thuỷ sản; đẩy mạnh phát triển thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn làm nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời tạo điều kiện phát triển bền vững các ngành xã hội khác, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đào tạo nhân lực, nâng cao hàm lượng tri thức trong tất cả hoạt động của ngành để tiếp tục thúc đẩy quá hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện phải nhanh chóng rút bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp; cải cách bộ máy hành chính để ngày càng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, tăng cường chống tham nhũng, lãng phí. Nhìn lại những năm xây dựng và trường thành, có thể khẳng định Ngành Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân giao phó. Cụ thể như sau:

         1. Giai đoạn 1955-1959

         Cấp Khu: Thành lập Sở Nông lâm nghiệp Khu Tự trị Thái Mèo

         Cấp Châu: Thành lập các phòng Nông Lâm nghiệp.

         Nhiệm vụ: Vận động nông dân làm vụ chiêm, hạn chế làm lúa nương và ngô trên đất dốc. Điều hòa sức kéo, cải tiến công cụ, làm mương dẫn nước, khai hoang ruộng nước, cung cấp giống mới có năng suất cho nông dân; Tiến hành cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển sản xuất và kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ...

         Kết quả: Có 90% nông dân tích cực tham gia học tập, phát triển từ tổ đổi công hình thành hợp tác xã nông nghiệp; 69% số hộ nông dân ở vùng thấp và 22% số hộ nông dân ở vùng cao vào hợp tác xã nông nghiệp.

         2. Giai đoạn 1959-1971

         Năm 1962, ủy ban hành chính tình Sơn La được thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc, trong đó có các Ty: Nông nghiệp - Thủy lợi, Lâm nghiệp...

         Nhiệm vụ chỉnh cùa ngành: Vận động nông dân phá bỏ tập quán cấy lúa một vụ; Cải tiến nông cụ; ứng dụng cậc tiến bộ mới vào sản xuất, khai hoang thêm ruộng nước; Cung cấp giống cây, con mới cho nông dân; Thành lập các trường, trạm, trại...

         Kết quả: Vận động nông dân làm vụ chiêm, hạn chế làm lúa nương và ngô trên đất dốc, làm mương dẫn nước, khai hoang ruộng nước, cung cấp giống mới có năng suất cho nông dân phát triển sản xuất và kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ., phòng chống thiên tai, bảo vệ mùa màng; Phát triển nghề trồng bông, dệt vải, trồng lanh của đồng bào Mông; Thành lập trường trung sơ cấp nông lâm khu; thành lập các trại thực nghiệm giống cây trồng, vật nuôi; Hợp tác hóa nông nghiệp, trên 90% nông dân tích cực tham gia học tập (từ tổ đổi công lên hợp tác xã nông nghiệp).; Đón nhận cán bộ ngành và đồng bào Miền xuôi lèn xây dựng kinh tế Miền núi; thành lập Nông trường Mộc Châu (1959)...

         3. Giai đoạn 1971 - 1975

         Thành lập ủy ban Nông nghiệp trên cơ sở sáp nhập Ty Nông nghiệp, Ban Phân vùng quy hoạch, Ban Định canh định cư, Phòng Thuỷ nông; Các Ty Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Lương thực là thành viên Uỷ ban.

         Nhiệm vụ: Cài tiến quản lý hợp tác hóa, cải tiến kỹ thuật; Điều tra, quy hoạch, phân vùng kinh tế...

         Kết quả: Xác định vùng kinh tế cùa tỉnh: Vùng lâm nghiệp đặc sản kết hợp nông nghiệp; Vùng nông nghiệp kết hợp lâm nghiệp; Vùng lâm nghiệp kết hợp nông nghiệp; Vùng kinh tế chè, bò sữa Mộc Châu; Vùng kinh tế ngô, chè, bò thịt Nà Sản; Vùng kinh tế cánh kiến đỏ Sông Mã; Vùng tre, nứa dọc Sông Đà; Trên phạm vi toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành chuyển từ hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao (1965 93,2%, năm 1968 96%), có Va số hợp tác xã quy mô 50-100 hộ; gần 200 hợp tác xã tổ chức chăn nuôi tập thể, trồng cây công nghiệp, cây thực phẩm hàng hóa, nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/1 ha; Đưa nhiều giống mới có năng suất cao vào sản xuất như lúa xuân NN8, Chân trâu lùn... các giống ngô VM1, Lail, Lai 2.; Sắn cần câu, sắn Thái lan; các giống cá Trám cỏ, Chép Hung, Rô phi, Mè hoa...; Tăng đàn gia súc, gia cầm, phát triển nghề nuôi ong, nghề cá...; Thí điểm công tác giao đất, giao rừng, khai thác tài nguyên; Phát động toàn dân làm thủy lợi phục vụ sản xuất, làm phai tạm; phai gỗ, đá; hồ đập nhỏ; phòng chống thiên tai.. .;Vận động nông dân định canh, định cư, thực hiện 3 khoán, 3 quản; củng cố và thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp.. .- Giúp đỡ tỉnh Hủa Phăn (Nước CHDCND Lao) về phát triển sản xuất nòng nghiệp.

          4. Giai đoạn 1976-1986

         Nhiệm vụ: Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố và tăng cường các đơn vị kinh tế quốc doanh, chú trọng cải tiến công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp...

         Kết quả: Sản xuất lương thực phát triển mạnh, giảm bớt việc huy động và điều hòa lương thực từ Trung ương hơn 01 vạn tấn/năm.; Nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh, hợp tác xã có trang thiết bị ché biến ngô, sắn.; Mở rộng vùng chè, mía tập trung; cung cấp giống với 2 phương pháp ươm quả và dâm cành đối với cây chè; xây dựng cây chủ cánh kiến đỏ Sông Mã, phát triển vùng nguyên liệu giấy Sông Đà; phát triển cây bông, cây lạc, đậu tương; Phát triển chăn nuôi ở cả 3 khu vực (quốc doanh, tập thể và gia đình); đưa tổng đàn gia súc tăng bình quân 4-5%/năm; Trồng rừng tập trung, khoanh nuôi rừng kinh tế, giao đất giao rừng, chế biến nông, lâm sản; ừồng cây dược liệu; chống sương muối bảo vệ cánh kiến đỏ; Phát triển thủy lợi, làm phai rọ thép, hồ chứa, đập dâng nước, kiên cố hóa kênh mương, thủy nông nội đồng; Củng cố các đơn vị quốc doanh từng bước đi vào hạch toán kinh doanh, trang bị phương tiện kỹ thuật, thiết bị chế biến...; Củng cổ hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, xác định phương hướng sản xuất, phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hóa, sử dụng hợp lý đất đai, thực hiện khoán sản phẩm, phát triển ngành nghề...; Phục vụ công tác di dân lòng hồ Thủy điện Hòa Bình thuộc phạm vi Sơn La có 116 bản, 5.000 hộ, 3,5 vạn nhân khẩu phải di chuyển đến nơi ở mới; tăng cường công tác cấp huyện trong chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

          5. Giai đoạn 1986 - 2000

         Giai đoạn phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển từ kinh tế từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, từ nền kinh tế khép kín sang kinh tế mở; từ nền kinh tế 2 thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần. Tạo dựng những vùng cây công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất đến tận hộ nông dân; hợp tác quốc tế; có cơ chế quản lý và chính sách phù hợp.

         Kết quả: Bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, đưa giống lúa lai, lúa thuần, ngô lai, giảm dần diện tích lúa nưcmg đã nâng cao năng suất và sàn lượng lương thực; ủng dụng các tiến bộ trong chăn nuôi, đặc biệt là giống, thức ăn, thuốc thú y và đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả đã từng bước nâng cao quy mô, cơ cấu giống như bò lai Sind, lợn hướng nạc, đàn gia cầm siêu trứng... ; mở rộng, tập trung, đặc biệt là cây chè, cà phê, dâu tằm...

         Phát triển vùng cây ăn quả, đặc biệt là nhãn, vải; cải tạo vườn tạp...; Công nghiệp chế biến được đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến cà phê, ươm tơ, nhà máy đường, nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy giấy crap, cơ sở chế biến ván răm... có quy mô và công nghệ phù hơp; Bảo vệ và phát triển rửng được chú họng, thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng, dãn bản, tách hộ, làm vườn đồi rừng và kinh tế trang trại, chuyển dần từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội; Thủy lợi, phòng chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ” đã xây dựng hàng chục công trinh đập dâng bằng bê tông cốt thép; kiên cố hóa kênh mương, xây dựng trên 300 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, bể chứa nước; thực hiện tưới ẩm cho cây trồng cạn; hàng năm xây dựng phương án chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cho từng vùng, tổ chức diễn tập, thực hiện 4 tại chỗ, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Thực hiện chính sách định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc, hỗ trợ sản xuất cây lúa nước, trồng cây công nghiệp, xây dựng vườn hộ gia đình, phát triển đàn trâu, bò; khoanh nuôi bảo vệ rừng; xây dựng các công trinh thủy lợi, bể chứa nước sinh hoạt; xây dựng đường giao thông nông thôn; xây dựng trường học, trạm xá; trạm thu phát lại truyền hình... Thực hiện chương trình 135 của Trung ương trên địa bàn tinh, xây dựng dự án quy hoạch các xã đặc biệt khó khăn và xã có công. Xây dựng các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, xây dựng tuyến đường giao thông liên bản; trường học phổ thông; trạm xã; xây dựng cầu treo; chợ; trạm thu phát sóng phát thanh truyền hình... Thực hiện có hiệu quà chương trình 925 của tinh đã xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, bể chứa nước, giếng đào, nhà tắm, các công trình thủy lợi, cầu cống... Chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp quy mô toàn xã được tách thành quy mô bản phù họp với điều kiện dân cư; xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ; giao khoán ruộng đất lâu dài; chuyển nhượng trâu, bò, công cụ cho hộ sản xuất; hóa giá đồng chè, đồi cây, đàn gia súc, đầu tư hỗ trợ sản xuất theo hợp đồng; bảo hiểm giá thu mua sản phẩm cho hộ xã viên.. .Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị quốc doanh nông nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa và cạnh hanh lành mạnh. Các doanh nghiệp đã thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, tổ chức dịch vụ đầu vào và thu mua sản phẩm đàu ra cho nông dân góp phần chuyển dịch nền kinh tế sang sản xuất hàng hóa. - Thành lập hệ thống khuyến nông nhà nước và khuyến nông doanh nghiệp với cơ cấu hợp lý đi vào hoạt động có hiệu quả như chuyển giao công nghệ sản xuất ngô lai, lúa lai, trồng ngô vụ đông, đậu đỗ vụ thu, đậu tương xuống chân ruộng 1 vụ, chiết ghép cây ăn quả, cải tạo đàn bò, nhân giống ong mới, nhân giống mía mới, dê Bách thảo... Có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất phù họp với điều kiện thực tế như phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sàn xuất hàng hóa, phát triển chè phát triển trang trại, trồng rừng sản xuất, trợ cước, trợ giá phân bón; ổn định kinh tế vùng cao, biên giới... Thực hiện các dự án hợp tác quốc tế như ODA, UNDP, ADB, Care, AAV, GTZ, UNICEF, WB... có hiệu quả.

         6. Giai đoạn 2000 - 2015

         Nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới, ngành đã xác định phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong những năm đầu của thế kỷ 21.

         Kết quả: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo quan điểm sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh. Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2001 chiếm 56,78%, đến năm 2015 giảm xuống 31,1%. Hình thành được các vùng trồng cây công nghiệp tập trung, phát triển theo hướng mờ rộng quy mô diện tích hợp lý ở những vùng có điều kiện, tập trung cho đầu tư thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi, gắn với mở chợ buôn bán trao đổi đại gia súc; Tập trung khôi phục, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và các khu bảo tồn thiên nhiên. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 34,2% năm 2001 lên 45,7% năm 2015; Bước đầu khai thác tốt diện tích nước mặt vùng hồ Sông Đà của thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình để phát triển nuôi cá lồng, cá bè. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được cải thiện; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị từ bản, xã được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực. Lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, nông dân trên địa bàn tỉnh khá nhạy bén nắm bắt các cơ hội thị trường. Thương mại hóa chuyển giao công nghệ và sự phát triển của khu vực tư nhân ngày càng tích cực tham gia cung cấp dịch vụ nông nghiệp và thương mại nông sản. Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Đến hểt năm 2015, toàn tỉnh có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 01 xã đạt 15 tiêu chí, 9 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 78 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, 99 xã đạt từ dưới 5 tiêu chí về nông thôn mới.

         7. Giai đoạn 2016 - 2020

         Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng. Tỷ trọng trong GRDP: Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 25,3% năm 2015 xuống còn 23,6% năm 2020.

        Thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh, hình thành các vùng nguyên liệu nông sản tập trung, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; tăng cường ứng dụng các giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ trương chuyển đổi từ trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, xây dựng đường giao thông nông thôn... Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, trong nội bộ lĩnh vực trồng trọt tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm diện tích cây hàng năm kém hiệu quả trên đất dốc. Các cây trồng chủ lực được đầu tư chiều sâu, gắn với tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chăn nuôi được quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lượng. Công tác bảo vệ và phát triển rừng có nhiều tiến bộ, tỷ lệ che phủ rừng được nâng lên, các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng giảm đáng kể. Diện tích, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đều tăng do tăng cường ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; nhiều mô hình nuôi các loài thuỷ đặc sản có hiệu quả kinh tế cao đang được nhân rộng; tiếp tục phát huy tiềm năng địa lý, khí hậu để phát triển cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi). Một số loại nông sản, thủy sản của tỉnh có diện tích, sản lượng lớn nhất trong khu vực Tây Bắc và khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ (quả các loại, bò sữa, bò thịt, sắn, ngô,…). Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt đến năm 2020 ước đạt 38 triệu đồng/ha, tăng 34,3% so với năm 2015; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất nuôi trồng thủy sản 121 triệu/ha, tăng 33,6% so với năm 2015.

         Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt, đồng bộ, với sự hưởng ứng tham gia tích cực, nhiệt tình của nhân dân, có nhiều mô hình mới, cách làm hay, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng. Hình thành nhiều vùng nông nghiệp sản xuất tập trung, hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả; từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là trong tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân đã hình thành và được nhân rộng. Huy động, lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của ngân sách nhà nước và đóng góp của toàn xã hội, đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể, trực tiếp của người dân trong phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới; trong 5 năm, tổng các nguồn vốn huy động, lồng ghép, bố trí cho xây dựng trên địa bàn các xã nông thôn khoảng 25.691 tỷ đồng, chiếm 31,3% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh; trong đó, vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư xây dựng 1.275 công trình hạ tầng kỹ thuật với tổng kinh phí 868,420 tỷ đồng. Phong trào làm đường giao thông nông thôn tiếp tục được nhân dân đồng thuận cao, thực hiện giai đoạn 2016-2020 thực hiện cứng hóa mặt đường bằng bê tông xi măng 6.459 tuyến/1.732 km, với tổng kinh phí đầu tư 1.954,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 798,9 tỷ đồng, chiếm 40,4%. Ước đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 209% kế hoạch đề ra, tiêu chí bình quân đạt 13,5 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 5 tiêu chí về nông thôn mới; Thành phố Sơn La được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019 (Quyết định số 1160/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

         8. Giai đoạn 2020 - 2023

         Tăng trưởng GRDP toàn ngành nông lâm nghiệp thủy sản giai đoạn 2020 - 2023 bình quân đạt 5,1%/năm, cao hơn 0,5% so với mục tiêu Nghị quyết, trong đó: Tăng trưởng năm 2020: 5,35%; năm 2021: 7,04%; năm 2022: 2,4%; năm 2023: 5,48%. Cơ cấu tỷ trọng ngành ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2023: 24,5%. Một số kết quả cụ thể như sau:

         Một là, trồng trọt phát triển theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của từng địa phương. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến hết năm 2023, diện tích cây công nghiệp chủ lực tỉnh đạt 84.566 ha, sản lượng đạt trên 1.200.000 tấn. So với năm 2020, diện tích tăng 13,3%; sản lượng tăng 21,9%. So với mục tiêu năm 2025, diện tích tăng 5,3%, sản lượng tăng 9,0%. Tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh hết năm 2023 là 84.160, sản lượng đạt 455.000 tấn; so với năm 2020, diện tích tăng 6,7% và tăng 35,3% về sản lượng.

         - Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương toàn tỉnh đạt 2.714  ha, sản lượng ước đạt trên 43.500 tấn/năm. Diện tích cây trồng sản xuất theo hướng hữu cơ đạt 8.217 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ, RA đạt 18.429,5 ha; diện tích cây trồng tưới tiết kiệm nước (nhỏ giọt, phun…) đạt trên 1.000 ha; diện tích cây trồng trong nhà lưới, nhà kính đạt 56 ha.

         - Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cho 04 nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, trong đó: Vùng nguyên liệu cung cấp cho Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chi nhánh Sơn La thu mua trên 9.700 tấn. Vùng nguyên liệu cung cấp cho Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. thu mua được trên 1.000 tấn quả tươi để phục vụ chế biến. Vùng nguyên liệu cung cấp cho Công ty TNHH IC FOOD Sơn La, thu mua trên 4.350 tấn. Vùng nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ thuộc Tập đoàn TH thu mua trên 500 tấn nhãn trên địa bàn tỉnh để chế biến.

         Hai là, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại, trang trại, công nghiệp tập trung; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến. Đến năm 2023, tổng đàn gia súc toàn tỉnh đạt 1,37 triệu con, tăng 5,6% so với năm 2020, trong đó: Đàn trâu đạt 112.300 con, giảm 9,7% so với năm 2020; đàn bò thịt đạt 365.770 con, tăng 2,2% so với năm 2020; đàn bò sữa đạt 27.790 con, tăng 6,2% so với năm 2020; đàn lợn 686.240 con, tăng 10,8% so với năm 2020; đàn dê 171.250 con, tăng 5,2% so với năm 2020.

         Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho sản phẩm chăn nuôi; xây dựng chuỗi an toàn dịch bệnh sản phẩm chăn nuôi; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu phi, viêm da nổi cục, lở mồm long móng…. Giai đoạn 2020 - 2023 đã hỗ trợ tiêm phòng được 2.778.799 liều vắc xin cho 1.038.877 lượt hộ chăn nuôi tại 23.973 lượt tổ, bản trên địa bàn tỉnh. Phun khử trùng tiêu độc cho 312.281 lượt hộ chăn nuôi tại 5.330 lượt tổ, bản với diện tích 106.174 nghìn m2.

         Ba là, tập trung quản lý chặt chẽ, bảo vệ và sử dụng bền vững rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển du lịch sinh thái và kinh tế dưới tán rừng. Tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2023 là 670.217 ha, tăng 4,5% so với năm 2020. Giai đoạn 2020-2023, trồng mới được 14.196 ha, đạt 142% kế hoạch; khoanh nuôi tái sinh rừng 30.850 ha, đạt 100% kết hoạch giao; trồng cây phân tán được 3.742 nghìn cây phân tán các loại, đạt 112% kế hoạch.

         Bốn là, tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2023 đạt 9.409 tấn, tăng 12,9% so với năm 2020, trong đó: Sản lượng khai thác 1.369 tấn; Sản lượng nuôi trồng 8.040 tấn. Tổng số lồng nuôi trồng thủy sản 6.772 lồng, trong đó tổng số lồng nuôi cá tầm: 285 lồng với 300.000 con cá Tầm, sản lượng đạt 250 tấn.

         Năm là, nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt.

         - Đến nay toàn tỉnh có 05 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận, gồm: 01 vùng chè, 01 vùng chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc Châu; 02 vùng cà phê và 01 vùng Na tại huyện Mai Sơn với 3.184 hộ gia đình tham gia liên kết với 07 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Ước thực hiện đến năm 2025 toàn tỉnh công nhận được 08 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

         - Giai đoạn 2020 - 2023, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện trên 40 mô hình, dự án khuyến nông, In và phát hành 54 số bản tin, trên 28.800 cuốn Nông lịch Sơn La, tổ chức và phối hợp tổ chức 5 sự kiện truyền thông, phối hợp đăng tải với Báo Sơn La trên 1.600 tin bài; gần 100 phóng sự, chuyên mục về nông nghiệp, nông thôn và khuyến nông trên sóng truyền hình đài PTTH và đài Tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực Tây Bắc. Thành lập 2 tổ Khuyến nông cộng đồng thí điểm và 08 tổ Khuyến nông cộng đồng mở rộng.

         Sáu là, toàn tỉnh hiện cấp 294 mã số vùng trồng, tăng 113 mã số so với năm 2020. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu thông qua Chương trình thương hiệu quốc gia; đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh ở trong và ngoài nước. Đến nay toàn tỉnh có 28 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh của tỉnh, tăng 7 sản phẩm so với năm 2020. Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 151 sản phẩm OCOP trong đó: 01 sản phẩm 5 sao; 57 sản phẩm 4 sao; 93 sản phẩm 03 sao.

         Bảy là, tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng loại cây trồng, vật nuôi. Phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; chế biến công nghệ cao. Đổi mới và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân theo hướng tổ chức liên kết giữa nông dân, tổ chức hợp tác của nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đến nay toàn tỉnh có 06 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với 30 HTX thành viên và hơn 600 lao động; 868 HTX nông nghiệp trong đó 727 HTX nông nghiệp đang hoạt động.

         Tám là, hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Sơn La hiện nay gồm có 2.697 công trình. Tổng chiều dài kênh mương đạt trên 3.000 km. Đảm bảo cấp nước cho trên 34.700 ha, ngoài ra còn cấp nước phục vụ cho các nhu cầu dùng nước khác.

         Chín là, thực hiện từng bước chuyển đổi số trong sản xuất nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh. Số hóa các dữ liệu thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, nông thôn mới, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Một số kết quả đạt được như:

         - Ứng dụng công nghệ GIS trong bảo vệ rừng. 12 biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động tại 12 huyện, thành phố. 04 trạm quan trắc cảnh báo sớm cháy rừng tại các Ban quản lý rừng Đặc dụng - Phòng hộ.

         - Toàn tỉnh có 92 trạm đo mưa tự động; 02 trạm đo và 09 cột mốc cảnh báo lũ trên lưu vực suối Muội tại xã Chiềng Ly, xã Bon Phặng huyện Thuận Châu.

         - Tra cứu thông tin vận hành hồ chứa trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

         - Mô hình ứng dụng máy bay không người lái vào bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật.

         Mười là, tổ chức thành công Chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân và Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La; Lễ hội Cà phê Sơn La lần thứ nhất, năm 2023. Đại diện cho gian hàng của Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc Asean CAEXPO 2023; Tham dự Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 23 - Agroviet 2023….

         - Trong năm 2023 đang triển khai các Dự án đầu tư nông nghiệp mới quan trọng như: (1) Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc. (2) Thiên đường sữa Mộc Châu của Công ty Vinamilk; Khu du lịch sinh thái bảo tồn Chè Mộc Châu của Công ty Cổ phần Chè Việt Nam - CTCP. (3) Nhà máy chè Mộc Châu của Công ty Vinatea Mộc Châu. (4) Nhà máy chế biến Cà phê Sơn La của Công ty cổ phần chế biến Cà phê Sơn La. (5) Dây truyền chế biến trà Cascara của Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La

         - Năm 2023 xuất khẩu 25.064 tấn sản phẩm quả với giá trị đạt trên 34,66 triệu USD (tăng 114,7% so với năm 2020). Thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh được mở rộng đến các siêu thị lớn, trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc, các nước EU, Mỹ,…./.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập