Hội thảo khoa học “Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loại sâu bệnh chính trên cây chanh leo”
Vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo khoa học đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loại sâu bệnh chính hại trên cây chanh leo tại Sơn La”.

Thạc sĩ Dương Gia định-Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt-Bảo vệ thực vật, Chủ nhiệm Đề tài khoa học trình bày báo cáo tại Hội thảo

Vừa qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức Hội thảo khoa học đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loại sâu bệnh chính hại trên cây chanh leo tại Sơn La”.

Theo đánh giá chung,cây chanh leo thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương,có sức đề kháng rất cao, sinh trưởng mạnh, chỉ khoảng 4-5 tháng đã ra hoa, cho thu hái quả, đạt sản lượng cao ngay trong vụ đầu, dễ trồng và chăm bón, người trồng chanh leo có thể thu hồi vốn nhanh. Trồng chanh leo không quá phức tạp, quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt, vì chu kỳ từ khi trồng đến khi thu hoạch năng suất đạt cao nhất trong vòng 2 năm. Tuy nhiên chanh leo thường bị nhiều loại sâu bệnh hại tấn công vào năm thứ 2-3 sau khi trồng.

Đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loại sâu bệnh chính hại trên cây chanh leo tại Sơn La” do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan chủ trì, nghiên cứu tại Mộc Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, được thực hiện từ tháng 6/2019 đến tháng 7/2021. Đến nay, nhóm nghiên cứu đề tài đã hoàn thành lấy mẫu, giám định sâu bệnh hại, xác định được có 15 loài sinh vật chính gây hại cho chanh leo, gồm: 1 loài nhện, 6 loài sâu và 8 loại bệnh hại. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái theo địa đình (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi), tuổi cây (năm 1, năm 2) và vị trí vườn (gần rừng và xa rừng). Từ đó tiến hành các mô hình thí nghiệm để theo dõi quy mô, mức độ gây hại của những đối tượng sinh vật hại chính theo biện pháp trồng mới và bón phân theo quy định, xác định kiểu giàn đứng chữ I có hiệu quả hơn so với giàn chữ T và giàn phẳng truyền thống.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe báo cáo kết quả thử nghiệm một số thuốc bảo vệ thực vật phòng, chống sâu bệnh hại chanh leo. Các ý kiến đã tập trung thảo luận về các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chanh leo và bệnh virus hại chanh leo; các giải pháp đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ quả chanh leo hiện nay... Nhóm nghiên cứu đề tài đề nghị tiếp tục có những nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mức độ phát sinh một số đối tượng hại chính chanh leo và nghiên cứu biện pháp phòng trừ áp dụng cho sản xuất chanh leo tại Sơn La; mở rộng thử nghiệm một số dòng chế phẩm sinh học trong phòng ngừa, tăng cường sức đề kháng của cây chanh leo với sâu bệnh hại. Đối với bệnh virus hóa bần cần có chuyên đề nghiên cứu về lâu dài để lựa chọn giống kháng virus./.

 

Tác giả: Vân Anh-Trung tâm Khuyến nông Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập