Hội thảo mô hình thâm canh lúa thích ứng với biến đổi khí hậu
Nằm trong khuôn khổ của Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại vùng Tây Bắc” của Dự án VM070 được triển khai trên địa bàn xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu cho nhóm cộng đồng nghèo Ngày 21/6/2023, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình “Canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu” vụ xuân năm 2023 tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha. Tham dự hội thảo trên 50 đại biểu đến từ UBND xã, Ban quản lý và các đoàn thể, các hộ
anh tin bai

Đại biểu tham dự Hội thảo tại hội trường

Dự án triển khai nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu với các hoạt động thiết thực như: Xây dựng mô hình canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu với 3 phương pháp thí nghiệm: Theo phương pháp cấy lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR) sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ và theo phương pháp truyền thống (sử dụng chủ yếu phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, bón phân không theo nhu cầu dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa); Tổ chức lớp tập huấn tại hiện trường (FFS) cho 30 học viên nữ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã với tổng số 08 buổi theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

 

anh tin bai

Đại biểu tham quan, đánh giá các ô thí nghiệm tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu

Sau một thời gian triển khai thực hiện, kết quả mô hình đã được khẳng định: Năng suất lúa của mô hình cấy lúa theo phương pháp CAR cao hơn, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt hơn, tăng cường khả năng chống chịu của cây lúa với sâu bệnh hại; tỷ lệ và số loại thiên địch có ích (bọ đuôi kìm, bọ rùa...) tập trung nhiều hơn, tỷ lệ hạt lép giảm, tỷ lệ hạt chắc và số hạt/bông cao hơn, tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng. Năng suất thực tế thu được ở công thức canh tác theo CAR đạt 59 tạ/ha; canh tác truyền thống của ô thí nghiệm năng suất đạt 57tạ/ha; sản xuất đại trà của nông dân đang thực hiện là 53 tạ/ha.

 anh tin bai    anh tin bai

Công thức 1 (hữu cơ): áp dụng kỹ thuật cấy thẳng hàng, cấy 1 dảnh, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Công thức 2 (vô cơ): áp dụng kỹ thuật cấy thẳng hàng, cấy 1 dảnh, sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học

 

anh tin bai   anh tin bai

Bà Cà Thị Vân, bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha - hộ tham gia mô hình trình bày báo cáo kết quả tại Hội thảo

So sánh hiệu quả giữa các ô thí nghiệm

Canh tác lúa thông minh theo phương pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (CAR) có nhiều ưu điểm: Cây lúa sinh trưởng phát triển tự nhiên, giảm chi phí đầu tư như: Giảm lượng giống, phân bón, lượng nước tưới, công chăm sóc, làm cỏ, giảm số lần phun thuốc, cấy thưa nhưng cây lúa vẫn đẻ nhánh nhiều, năng suất cao hơn so với phương pháp canh tác truyền thống của bà con, kết quả mô hình sẽ làm cơ sở để tuyên truyền cho nông dân nhân rộng mô hình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giảm chi phí đầu vào, hạn chế dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống, đảm bảo an ninh lương thực và có sản phẩm gạo chất lượng, an toàn. Đây là biện pháp canh tác vừa mang hiệu quả thiết thực về kinh tế, môi trường, làm gia tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất, giúp cải tạo đất, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp./.

Tác giả: Võ Thị Vân Anh - Trung tâm Khuyển nông Sơn La
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập