Thành lập và ra mắt tổ Hợp tác sản xuất mắc ca
              Dự án Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (A16, A38, QN1, OC, 246) tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên được triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La (Nguồn Khuyến nông Trung ương) được triển khai trên địa bàn 4 xã Muổi Nọi; xã Phổng Lăng; Bản Lầm, huyện Thuận Châu và xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn với quy mô: Năm 2021 là 14ha/19 hộ tham gia; năm 2022 là 21ha/28 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình là các hộ có vườn cà phê thông thoáng để trồng xen cây mắc ca, tự nguyện và cam kết tham gia mô hình, góp phần nâng cao, năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê và nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác.

                  Nằm trong khuôn khổ của Dự án, vừa qua Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức hỗ trợ thành lập và ra mắt 03 tổ hợp tác sản xuất mắc ca với 46 thành viên tham gia gồm: Tổ hợp tác sản xuất Mắc ca bản Có Tình, xã Chiềng Kheo; bản Sẳng Sang, xã Muổi Nọi và bản Lăng Nọi xã Phổng Lăng.

 

 

Cán bộ kỹ thuật kiểm tra mô hình trồng thâm canh  cây mắc ca  tại xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu

                  Mục đích của việc thành lập Tổ sản xuất mắc ca nhằm trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các tổ viên; Hợp tác cùng đóng góp tài sản, công sức cùng thực hiện hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ Mắcca để cải thiện thu nhập, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn, đồng thời cung cấp các sản phẩm đầu vào như cây giống, phân bón, thuốc BVTV…và kết nối tìm kiếm đầu ra bao tiêu sản phẩm. Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm; tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của Tổ và các tổ viên. Tổ cũng đã thống nhất và biểu quyết Quy chế hoạt động của Tổ hợp tác;  phân công trách nhiệm và quyền lợi của Tổ trưởng, các tổ viên; thống nhất công tác tài chính, tài sản của Tổ hợp tác...

              Việc thành lập và tổ chức ra mắt các Tổ hợp tác sản xuất mắc ca trên địa bàn tỉnh Sơn La nhằm. Tổ hợp tác, bảo vệ quyền lợi chính đáng của xã viên, các thành viên được trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật canh tác để cùng phát triển cây trồng mắc ca một cách bền vững./. 
Tác giả: Minh Nguyệt
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập