TRIỂN KHAI MÔ HÌNH KHOAI SỌ BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU
Góp phần giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, bảo vệ sản xuất, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương. Bước vào vụ sản xuất năm 2023, thực hiện chương trình hợp tác giữa Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, UBND huyện Thuận Châu thực hiện dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” tại các xã: Bon Phặng, Muổi Nọi, Chiềng Pha và Nậm Lầu huyện Thuận Châu. Với mục đích thay đổi dần canh tác theo các phương pháp truyền thống, tập quán canh tác.

Trong tháng 7, lớp tập huấn cho nông dân kết hợp với mô hình trình diễn Khoai sọ thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2023 đã triển khai tại 02 xã, 03 bản tại Thuận Châu gồm: Bản Tăng và bản Phúc, xã Nậm Lầu và bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha. Lớp tập huấn cho 90 học viên gồm: 60 học viên là nông dân của bản Tăng và bản Phúc, xã Nậm Lầu và 30 học viên là nông dân của bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu. Học viên tham dự 100% dân tộc Thái thuộc các đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Tham dự lớp học học viên được trao đổi các kiến thức về kỹ thuật canh tác khoai sọ, nhận biết các đối tượng sâu bệnh gây hại và quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng trong phòng trừ sâu, bệnh hại, hạn chế sử dụng không đúng thuốc hoặc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại trong đó ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học trên cây khoai sọ và các biện pháp thực hiện canh tác theo hướng canh tác bền vững, sau khi trao đổi về lý thuyết học viên thực hành quan sát ngay tại ruộng mô hình trình nhằm hệ thống lại kiến thức và giúp học viên hình thành được thói quen quan sát, đánh giá các thay đổi của cây khoai sọ qua các buổi học để có các biện pháp tác động phù hợp với từng giai đoạn.

Để thay đổi nhận thức của người dân địa phương trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác khoai sọ bền vững để giảm được các chi phí đầu vào như: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giảm bớt sự phát thải các chất độc hại vào môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và tăng năng suất, sản lượng cây trồng, từ đó kinh tế của các hộ dân được cải thiện.

Sử dụng bón phân hữu cơ vi sinh (có thể dùng phân chuồng ủ hoai mục kết hợp với các chế phẩm sinh học có lợi) cho cây khoai sọ nhằm giúp cải tạo đất, tăng quần thể hệ vi sinh vật trong đất làm cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh, đất tơi xốp hơn, các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động mạnh từ đó giúp cải tạo đất làm tiền đề cho cây khoai sọ phát triển khỏe mạnh, hạn chế được sâu, bệnh gây hại và tăng năng suất, chất lượng củ khoai sọ cho vụ năm sau.

Bón phân hợp lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, theo từng điều kiện thời tiết, giai đoạn cây trồng đã giảm lượng được lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sử dụng.

Học viên được tiếp cận với các kiến thức về biến đổi khí hậu (như sương muối, giá rét, hạn hán, thời tiết thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh, ...);  nắm được các tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Sơn La: Gia tăng thiên tai (hạn hán, lũ quét); ảnh hưởng đến nông lâm nghiệp; ảnh hưởng đến tài nguyên nước; ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội; ảnh hưởng đến giao thông và cơ sở hạ tầng; ảnh hưởng đến đa dạng sinh học;...

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA LỚP TẬP HUẤN

anh tin bai
 

anh tin bai

anh tin bai
anh tin bai
Tác giả: Huân Nguyễn - Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập