Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu”
Nhằm tạo cơ hội để nông dân, các HTX, tổ HTX và các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp thảo luận vàđưa ra định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn về phát triển bền vững vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, từ ngày 30/11 - ngày 1/12/2021, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến với chủ đề "Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu" và được kết nối với 5 điểm cầu tại Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên.

    Nhằm tạo cơ hội để nông dân, các HTX, tổ HTX và các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp thảo luận vàđưa ra định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn về phát triển bền vững vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, từ ngày 30/11 - ngày 1/12/2021, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến với chủ đề "Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu" và được kết nối với 5 điểm cầu tại Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên.

Text Box: Ban chủ toạ và ban cố vấn tại điểm cầu Sơn La

 

 

    Tham dự Diễn đàn có hơn 200 đại biểu đến từ Cục Trồng trọt, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đại biểu đến từ các ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT, nông dân của các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên và 100 đại biểu trong tỉnh Sơn La, cùng 8 đơn vị báo đài của trung ương và địa phương tham dự và đưa tin cho Diễn đàn.

    Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, diễn đàn là cơ hội để góp phần xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến, bao tiêu sản phẩm, với người sản xuất và đơn vị quản lý. 

    Tại diễn đàn, Ban tổ chức đã thông tin về hiện trạng sản xuất cây ăn quả; kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình khuyến nông trong sản xuất cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, giải đáp ý kiến của các đại biểu về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã và nông dân trong việc mở rộng thị trường xúc tiến thương mại, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản; xây dựng vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu; các chính sách hỗ trợ nông dân và hợp tác xã tham gia chuỗi sản xuất vùng nguyên liệu chế biến… 

          Theo các báo cáo tại Diễn đàn, từ năm 2015-2019, diện tích cây ăn quả cả nước có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 4,3%/năm (35,7 nghìn ha/năm). Tổng diện tích trồng cây ăn quả cả nước năm 2020 ước đạt 1,135 triệu ha, riêng các tỉnh phía Bắc có gần 441 nghìn ha, chiếm 38,8%. Năng suất bình quân các loại cây ăn quả được cải thiện đáng kể, ước đạt hơn 12 tấn/ha, tăng khoảng 42,8% so với năm 2002 (7 tấn/ha). Tổng sản lượng các loại cây ăn quả hiện đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002 (4,5 triệu tấn).Hiện nay, toàn vùng có 15 địa phương sản xuất cây ăn quả lớn, quy mô trên 10 nghìn ha/tỉnh và một số tỉnh phía Bắc đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao; từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm. Tổng diện cây có múi của cả vùng năm 2019 khoảng trên 103,4 nghìn ha, sản lượng 894,5 nghìn tấn.

 

 

Điểm cầu diễn đàn tại Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Hà Nội

    Báo cáo tại Diễn đàn, ông Nguyễn Doãn Hùng - Trưởng phòng Khuyến nông Trồng trọt và Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc giacho biết, chương trình khuyến nông về cây ăn quả của các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2011-2021 đã có 15 dự án với tổng kinh phí khoảng 55 tỷ đồng. Thông qua thực hiện mô hình trình diễn, người nông dân trực tiếp được tiếp thu kỹ thuật, kỹ năng canh tác và hưởng lợi trực tiếp từ mô hình; kết quả trình diễn khuyến nông có tác động tích cực tới cộng đồng dân cư nơi xây dựng mô hình và những khu vực lân cận. Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao được người dân áp dụng nhân ra diện rộng.

    Điển hình như mô hình ghép cải tạo nhãn bằng phương pháp ghép mắt để dần thay thế và cải tạo những diện tích nhãn bị già cỗi, thoái hóa được triển khai tại các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang, với quy mô 54 ha. Sau từ 1 – 2 năm, cây ghép đã được thu hoạch, cho ra thị trường sản phẩm quả nhãn chín muộn hơn so với chính vụ 20 đến 30 ngày. Năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng từ 3 – 4 lần, chất lượng quả thơm ngon, cùi dầy hơn nhãn thông thường, đem lại thu nhập cao, ổn định cho các hộ sản xuất.

    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, Sau 6 năm thực hiện đưa cây ăn quả lên đất dốc, Sơn La đã vươn lên trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, được đánh giá là “hiện tượng nông nghiệp” của Việt Nam với nhiều mô hình thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha. Bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La thông tin, Sơn La bước đầu đã xây dựng những vùng nguyên liệu nông sản tập trung với quy mô lớn, có đầu ra ổn định và một số vùng nguyên liệu nông sản của Sơn La đứng trong tốp đầu cả nước. Một số loại cây chủ lực của Sơn La hiện nay như: nhãn trên 99 nghìn tấn; mận, mơ hơn 81 nghìn tấn; xoài khoảng 61 nghìn tấn... Cùng với đó, một số sản phẩm của Sơn La đã xuất khẩu sang các thị trường lớn, như: Cà phê xuất sang Đức, Malaysia; chè sang Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc); tinh bột sắn sang Trung Quốc, Canada; long nhãn sang Trung Quốc, Hàn Quốc...

    Cùng với đó, việc thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm quả được tỉnh Sơn La quan tâm và có những chính sách mời gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, Sơn La còn phát triển gần 500 cơ sở sơ chế, chế biến quả quy mô nhỏ của các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến lượng không nhỏ sản phẩm hằng năm và đã sản xuất ra 28 sản phẩm OCOP...

Bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La phát biểu tại Diễn đàn.

Theo bà Cầm Thị Phong, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn tập trung trên cơ sở liên kết bền vững với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại. Vùng nguyên liệu được xác định là điểm khởi đầu và là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Qua đó, đẩy mạnh chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cây trồng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, bảo đảm chất lượng phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất nhằm xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững là cần phải có sự gắn kết giữa người nông dân và doanh nghiệp đầu tư, tiêu thụ sản phẩm.

    Cũng tại diễn đàn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có những định hướng công tác khuyến nông trong vùng nguyên liệu ở các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới. Theo đó, Trung tâm sẽ tham mưu với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định theo điều kiện đặc thù của vùng và phát huy lợi thế của địa phương.

    Tuy nhiên, các tỉnh sớm có giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn; tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh tế của người sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, các địa phương cần phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi, lựa chọn công nghệ, áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững và các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm giá thành, tăng sản phẩm an toàn, hữu cơ…..Đồng thời, chủ động nguồn giống, nhân giống, cơ chế và chính sách hỗ trợ, nâng cao chất lượng giống cung ứng tại chỗ. Từ đó, giảm chi phí; đẩy mạnh kỹ thuật canh tác bền vững, kỹ thuật trồng xen, luân canh và quản lý sâu bệnh hại. Ngoài ra, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin…

Quang cảnh Diễn đàn trực tuyến tại điểm cầu Sơn La

    Tại Diễn đàn các đại biểu đã thảo luận đưa ra những giải pháp cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh tế của người sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp; Phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi, lựa chọn công nghệ, áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững; Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc. Ưu tiên các chương trình dự án khuyến nông xây dựng, phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị khép kín…

    Đại biểu đến từ các HTX sản xuất đã có những câu hỏi đặt ra đối với các đơn vị quản lý để khắc phục được tình trạng tiêu thụ sản phẩm nông sản được thuận lợi, chính sách hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi cung ứng, cách sơ chế sản phẩm, cách phòng trừ sâu bệnh hại, chăm sóc cây trồng để mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.

    Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu đã được đi tham quan mô hình nguyên liệu trồng dứa của Trung tâm sản xuất chế biến rau quả Doveco – thuộc công ty CPTPXNK Đồng Giao tại xã Chiềng Sung, mô hình sản xuất chanh leo tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn.

    Diễn đàn được mở ra là cơ hội để góp phần xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến, bao tiêu sản phẩm, người sản xuất, đơn vị quản lý… trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Một số hình ảnh thăm mô hình của đoàn nông dân tham dự Diễn đàn:

 

 


 

 

 

Tác giả: Thanh Trà – TTKN Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập