Sơn La: Tập huấn nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP
   Nhằm nâng cao chất lượng mật và đẩy mạnh xuất khẩu mật ra thị trường quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu ong và nuôi ong Nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La tổ chức lớp tập huấn nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP với quy mô 2 lớp (20 học viên/lớp),thời gian 3 ngày/lớp, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu.

       

    Tại lớp tập huấn, học viên được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về: Chọn điểm nuôi ong, lên kế nguyên, lên kế lửng, quản lý đàn ong theo mùa vụ, khai thác mật ở thùng kếvà đa dạng hóa sản phẩm mật ong, biện pháp phòng và xử lý ve ký sinh... Không chỉ lý thuyết, học viên còn được thực hành kỹ thuật trên hiện trường tại mô hình hộ gia đình Đoàn Đình Khính,Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.

Hiện nay, người nuôi ong cả nước chủ yếu nuôi và khai thác mật trong thùng đơntheo cách truyền thống nên mật ong lẫn mật hoa, chất lượng kém, là một trong những nguyên nhân làm giá xuất khẩu xuống thấp. Mỗi năm ước tính sản lượng mật lên tới 70-80 nghìn tấn, trong đó gần 90% được xuất khẩu nhưng giá mật ong rẻ nên lợi nhuận không cao. Tháng 01/2019, theo tuyên bố của Hội nuôi ong quốc tế Apimondia, mật ong thu hoạch ở thùng đơn không đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

Nuôi ong trong thùng kế được xem là bước chuyển cấp thiết để tăng sức cạnh tranh của mật ong Việt Nam trên thị trường Thế giới. Từ thùng ong thông thường chỉ cần đặt 1 thùng kế lên trên (thùng dự trữ, thùng kho), ở dưới là tầng nguyên để ong chúa đẻ trứng, con nuôi ấu trùng. Việc rũcầu ong kế chứa mật và đưa ra khỏi thùng không gây ảnh hưởng tới hoạt động của đàn ong nên tận dụng được sức phát triển đàn, dễ kiểm tra, giảm ảnh hưởng đàn ong khi thu hoạch, giảm công khai thác, mật ong đạt chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nuôi ong trong thùng kế đã có nhiều nơi áp dụng, tuy nhiên tại Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ là mô hình đầu tiên có sự đầu tư về kỹ thuật, vật tư của Nhà nước. Theo TS. Trần Văn Toàn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ong và nuôi ong Nhiệt đới, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP là một kỹ thuật mới, nên từng bước chuyển giao cho người dân và củng cố kỹ thuật qua các mùa vụ khác nhau để người dân dần chuyển đổi phương thức nuôi ong mới, là một trong những yêu cầu cấp thiết quan trọng hiện nay.

Sơn La đa dạng về nguồn hoa và tiểu khí hậu, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong.Với gần 1.300 hộ nuôi ong với trên 65.000 đàn ong, cho sản lượng mật và phấn hoa từ 3.000-4.000 tấn/năm. Nuôi ong trong thùng kế được xem là biện pháp kỹ thuật hiệu quả để tạo ra những sản phẩm có giá trị, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu./.

 

 

Tác giả: Thảo Hiếu - Trung tâm Khuyến nông Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập