Bàn giao giống, vật tư mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học
Được sự quan tâm, tạo điều kiện về nguồn kinh phí của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,Trung tâm Khuyến nông đã triển khai chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, tại bản Tưn, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, với mô hình triển khai năm 2020 là nuôi gà thịt an toàn sinh học (ATSH).

         Ngày 16/10/2020, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình, với quy mô 3.000 con/40 hộ tham gia.Các hộ được chọn đã được công khai tại xã, là những hộ nghèo, cận nghèo, được lãnh đạo, bản và người dân nhất trí lựa chọn tham gia mô hình, đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo quy định như: Có diện tích làm chuồng, vườn chăn thả gia cầm; cam kết đảm bảo các điều kiện để tham gia mô hình, có đơn xin thoát nghèo, cận nghèo; cógiấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo theo quy định,... Đặc biệtcó điều kiện về nhân lực, chuồng trại đảm bảo, có khả năng tiếp nhận và áp dụng KHKT vào sản xuất chăn nuôi.

         Các hộ tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% giống, thức ăn hỗn hợp, thuốc thú y, vắc xin phòng bệnh, hóa chất sát trùng theo định mức kỹ thuật và dự toán được phê duyệt. Giống gà 01 ngày tuổi, đã được kiểm dịch, tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy định. Trước khi cấp phát con giống, vật tư, trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt ATSH. Tại buổi bàn giao con giống, vật tư các hộ tiếp tục được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình úm, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho gà.

Để triển khai theo đúng tiến độ, cán bộ kỹ thuật sẽ chuyển giao kỹ thuật nuôi gà ATSH theo đúng quy trình, đạt hiệu quả. Trong quá trình nuôi sẽ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc gà theo từng giai đoạn, công tác phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà. Cán bộ khuyến nông xã thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra giám sát tiến độ mô hình.

Việc triển khai mô hình nuôi gà ATSH mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ nghèo, cận nghèo ở huyện miền núi, nhất là đối với những địa phương có tiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi. Việc hỗ trợ giống, vật tư đảm bảo chất lượng, từ đó tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Các hộ được hỗ trợ mô hình đã vui mừng và rất phấn khởi, coi đây còn là nguồn động lực, giúp họ có điều kiện phát triển kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

 

         Mô hình được triển khai với kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết việc làm, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc thiểu số;phấn đấu nâng thu nhập bình quân đầu người của các hộ tham gia mô hình cao hơn hiện tại, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững./.

 

Tác giả: Vân Anh - Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập