Mô hình sản xuất gạo theo hướng hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên
Lượt xem: 141

1. Tên mô hình: Sản xuất gạo theo hướng hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Chủ mô hình, thông tin liên hệ

- Họ và tên: Cầm Thị Ngân.

- Số điện thoại: 0971 047 079.

- Địa chỉ: Bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

3. Vị trí, địa điểm thực hiện mô hình: Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Quang Huy, địa chỉ: Bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

4. Phân loại theo lĩnh vực

☒ Trồng trọt  Chăn nuôi  Thủy sản  Lâm nghiệp  Diêm nghiệp

Nông/lâm/thủy sản kết hợp  Phát triển nông thôn

5. Phân loại theo chủ đề (có thể chọn một hoặc nhiều)

☒ Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ

 Nông nghiệp tuần hoàn

☒ Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 Thích ứng với BĐKH

 Liên kết sản xuất

 Giải pháp đổi mới, sáng tạo, hiệu quả

6. Nguồn lực đầu tư

 Ngân sách nhà nước  Nước ngoài ☒ Người dân, doanh nghiệp tự thực hiện

7. Nội dung

          - Huyện Phù Yên là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 123.655 ha. Trong đó, diện tích thâm canh lúa nước 2 vụ trên 4.650 ha/năm, có cánh đồng sản xuất lúa nước lớn nhất tỉnh Sơn La, đứng thứ 4 vùng Tây Bắc. Địa bàn 2 xã Quang Huy, Huy Tân có diện tích cây lúa nước tương đối lớn, liền vùng, liền khoảnh, có hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới tiêu, người nông dân có kinh nghiệm trong canh tác lúa nước từ ngàn đời nay. Trong những năm gần đây, sản xuất lúa gạo của huyện Phù Yên nói chung và trên địa bàn 2 xã nói riêng, có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể về năng xuất, sản lượng, chủng loại và quy mô sản xuất…, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đảm bảo tiêu dùng trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang đứng trước một số thách thức không nhỏ đó là: Vấn đề ô nhiễm môi trường; đất đai bạc màu; suy giảm đa dạng sinh học; ngô độc thuốc bảo vệ thực vật ở người và gia súc; bùng phát sâu bệnh hại do phá hủy hệ sinh thái xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều hóa chất như: Thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, phân bón vô cơ… trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng “ Phát triển sản xuất sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm” là hết sức cần thiết hướng tới xây dựng nhãn hiệu gạo Phù Yên trong thời gian tới.

          - Năm 2019, thực hiện 50 ha (Vụ Đông Xuân 20 ha tại 03 bản Búc, Tường Quang, Cang xã Quang Huy, giống gieo trồng là Đài Thơm 8, J01, J02; Vụ mùa 30 ha, tăng 10 ha tại các bản Chiềng Thượng, Bó Hốc xã Quang Huy, giống Đài Thơm 8 là 28,86 ha, J02 là 1,74 ha); năng suất bình quân đạt 61 – 64 tạ/ha.

          - Năm 2020, thực hiện được 130 ha, với 1.091 hộ tham gia, trồng cả 02 vụ tại 09 bản của xã Quang Huy và 03 bản của xã Huy Tân, giống gieo trồng là Đài Thơm 8, BC15 và J02, năng suất bình quân vụ Đông Xuân đạt 65 tạ/ha, vụ mùa đạt 60 tạ/ha.

          - Năm 2021, duy trì và nhân rộng 342,45 ha trồng lúa theo hướng hữu cơ (Vụ xuân 161,08 ha, vụ mùa 181,37 ha), trong đó 130 ha tại xã Quang Huy, Huy Tân đã được cấp giấy chứng nhận nông nghiệp hữu cơ chính thức theo Quyết định số 375/QĐ-TTPT ngày 08/11/2021 của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội.

          - Đã thúc đẩy hình thức sản xuất trên cánh đồng lớn, tập trung, tích tụ ruộng đất, việc quy hoạch vùng sản xuất đã chủ động tưới tiêu giúp cho công tác cơ giới hoá các khâu dễ dang, đặc biệt là việc áp dụng theo quy trình hữu cơ. Khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thuỷ sin h sống trong ruộng lúa.

- Đảm bảo được đầu ra sản phẩm với giá cao hơn so với sản xuất thông thường, ổn định, tránh bị ép giá, người dân tham gia dự án yên tâm sản xuất. Cụ thể:

+ Giống lúa BC15 cho năng suất 70 tạ/ha (Cao hơn phương pháp sản xuất thông thường 2 tạ/ha) được Công ty CP kinh doanh và chế biến nông sản Bảo Minh thu mua với giá 8.000 đồng/kg, cho thu 56 triệu đồng/ha (So với phương pháp thông thường cho thu 44,8 triệu đồng/ha) lợi nhuận cao hơn 11,2 triệu đồng/ha.

          + Giống lúa Đài Thơm 8 cho năng suất 65 tạ/ha (Cao hơn phương pháp sản xuất thông thường 5 tạ/ha) được Công ty CP kinh doanh và chế biến nông sản Bảo Minh thu mua với giá 9.000 đồng/kg, cho thu 56 triệu đồng/ha (So với phương pháp thông thường cho thu 46,8 triệu đồng/ha) lợi nhuận cao hơn 11,7 triệu đồng/ha.

+ Giống lúa J02 cho năng suất 58 tạ/ha (Cao hơn phương pháp sản xuất thông thường 4 tạ/ha) được Công ty CP kinh doanh và chế biến nông sản Bảo Minh thu mua với giá 9.000 đồng/kg, cho thu 52,2 triệu đồng/ha (So với phương pháp thông thường cho thu 41,76 triệu đồng/ha) lợi nhuận cao hơn 10,44 triệu đồng/ha.

- Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Quang Huy ký kết biên bản ghi nhớ và hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phân kinh doanh và chế biển nông sản Bảo Minh. Phối hợp với Công ty TNHH truyền thông KC Việt Nam thiết kế logo, in bao bì, nhãn mác sản phẩm gạo Phù Yên.

- Mô hình sản xuất gạo theo hướng hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Hình thành vùng nguyên liệu mang tính ổn định, chất lượng cao. Gia tăng giá trị nông sản hàng hóa, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, tạo ra sản phẩm có thương hiệu nâng cao thu nhập đơn đơn vị diện tích đất.

TIN LIÊN QUAN
1 2 3 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập