Mô hình ruộng nhà mình tại bản Chiềng Thượng và bản Búc xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Lượt xem: 264

1. Tên mô hình: Ruộng nhà mình.

2. Chủ mô hình, thông tin liên hệ: Hợp tác dịch vụ nông nghiệp Quang Huy, địa chỉ: bản Chiềng Thượng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Giám đốc: bà Cầm Thị Ngân, số điện thoại: 0978.918.3490.

3. Vị trí thực hiện mô hình: Bản Chiềng Thượng và bản Búc xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

4. Phân loại theo lĩnh vực

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp

Nông/lâm/thủy sản kết hợp Phát triển nông thôn

5. Phân loại theo chủ đề (có thể chọn một hoặc nhiều)

Nông nghiệp sinh thái, hữu cơ

 Nông nghiệp tuần hoàn

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thích ứng với BĐKH

Liên kết sản xuất

Giải pháp đổi mới, sáng tạo, hiệu quả

6. Nguồn lực đầu tư

Ngân sách nhà nước Nước ngoài Người dân, doanh nghiệp tự thực hiện.

7. Nội dung

Đối tượng tham gia: chủ sở hữu “ruộng nhà mình” là nông dân có ruộng lúa sản xuất được cả 2 vụ và nằm trên diện tích 130 ha lúa hữu cơ tại xã Quang. Đồng sở hữu “ruộng nhà mình” là các Đồng chí trong Ban thường vụ Huyện ủy, trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Với vụ đầu tiên thực hiện mô hình, số lượng 50 chủ sở hữu và đồng sở hữu. Tổng diện tích thực hiện 8,22 ha, đồng sở hữu sẽ cùng chủ sở hữu nhận diện tích “ruộng nhà mình”.

Thời vụ, lịch gieo cấy: vụ chiêm xuân gieo mạ từ ngày 01 - 06/02/2024 và cấy từ ngày 21/02/2024, đảm bảo khung thời vụ hợp lý.

Kỹ thuật bón phân: 100% sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như Phân bón hữu cơ Sông lam Tây Bắc, phân bón Quế Lâm, phân bón hữu cơ Farmtech theo chỉ dẫn của từng loại phân.

Xây dựng các biển cắm ruộng cho 50 hộ mỗi biển cắm được ghi rõ nội dung chủ sở hữu và đồng sở hữu cùng với mã Qrcode cho từng hộ. Thông qua mã Qrcode có thể kiểm tra được việc sản xuất của từng hộ (ngày làm đất, gieo cấy, giống gì? Bón phân gì?, tình hình sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV, thu hoạch năng xuất vv…) thông qua việc cập nhật, ghi chép của từng hộ trên nhật ký điện tử Egap. Qua theo dõi và kiểm tra có 50 hộ (lô sản xuất) các hộ đều có điện thoại thông mình, đều được cài đặt egap. Hầu hết các hộ đã biết cập nhật ghi chép, có hình ảnh chụp minh họa quá trình sản xuất.

Hiệu quả về xã hội: Mô hình đã giải quyết được các vấn đề cơ bản về tổ chức sản xuất và an toàn thực phẩm: (1) Về tổ chức sản xuất: tất cả các hộ gia đình tham gia mô hình đều phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa tập trung. Mô hình đã thúc đẩy hình thức sản xuất trên cánh đồng lớn, tập trung…. Việc quy hoạch vùng sản xuất đã chủ động tưới tiêu giúp cho công tác cơ giới hóa các khâu dễ dàng, đặc biệt việc áp dụng theo quy trình sản xuất hữu cơ. Tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân địa phương trong việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Tạo ra sản phẩm sạch, uy tín, minh bạch trong sản xuất, có chất lượng, giá trị cao. (2) Về chất lượng an toàn thực phẩm: mô hình giúp nâng cao nhận thức của người nông dân theo hướng không sử dụng thuốc BVTV, tập trung sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc ghi chép nhật ký Egap được minh bạch, rõ ràng nhiều khách hàng và thị trường cả nước biết đến qua trang Egap, giúp kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng mà không qua chung gian. Tạo được một mô hình nông nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường, sinh thái, bảo vệ sức khoẻ con người.

Hiệu quả về môi trường: việc không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV và phân bón vô cơ, đã giúp khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thủy sinh sống trong ruộng lúa. Theo ghi nhận của cán bộ kỹ thuật và nông dân cho thấy: Ruộng mô hình xuất hiện nhiều đối tượng thiên địch như: Nhện lưới, ong xanh, chuồn chuồn, các loại cá đòng đong, ốc… đặc biệt là mô hình cá- lúa của hộ gia định bà Cầm Thị Ngân thả các loại cá con cá chép, rô phi trên 3.000 m2 ruộng. Lúa, cá sinh trưởng phát triển tốt minh chứng cho việc sử dụng phân hữu cơ là an toàn với môi trường. Đồng thời, ruộng sản xuất hữu cơ nên các đối tượng sâu bệnh ít phát sinh và phát triển.

Hiệu quả kinh tế: qua quá trình triển khai sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn huyện cho thấy: (1) Chi phí cho 01 ha trồng lúa hữa cơ: 27.288.500 đồng (bao gồm giống, phân bón, thuốc bvtv..); Tổng thu bình quân: 85.000.000 đồng/ha; trừ các khoản chi phí lợi nhuận thu được 57.711.500 đồng. (2) Chi phí cho 01 ha trồng lúa thông thường truyền thống: 21.945.000 đồng; Tổng thu 60.000.000 đồng/ha; trừ các khoản chi phí lợi nhuận thu được 38.055.000 đồng. Việc trồng lúa theo hướng hữu cơ về giá trị kinh tế cho thấy đã cao hơn trồng lúa thông thường theo phương pháp truyền thống cao hơn 19.657.000 đồng./.

Tác giả: Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT.
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập