Mô hình nuôi Bò sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị tại bản Tây Hồ, Xã Nà Nghịu, Huyện Sông Mã
Lượt xem: 165

1. Tên mô hình: Nuôi Bò sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị.

2. Chủ mô hình, thông tin liên hệ

- Tên tổ chức: HTX Toàn Phát. 

- Người đại diện: Ông Nguyễn Hồng Linh.

- Chức vụ: Giám đốc.

- Địa chỉ: Bản Tây Hồ, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

- Điện thoại: 0976.422298.

- Email: hoptacxatoanphat2015@gmail.com.

3. Vị trí, địa điểm thực hiện mô hình: Bản Tây Hồ, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

4. Phân loại theo lĩnh vực: Chăn nuôi.

5. Phân loại theo chủ đề: Liên kết sản xuất.

6. Nguồn lực đầu tư: Ngân sách nhà nước; Người dân, doanh nghiệp thực hiện.

7. Nội dung

- Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung: Quy mô 60 con bò cái nền Zebu (Laisin sind) hậu bị từ 24 – 36 tháng tuổi, khối lượng trung bình từ 200 kg – 50 kg, có khả năng sinh sản tốt. Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đàn bò sinh sản, bò thịt, trồng cỏ, chế biến, bảo quản thức ăn thô cho bò, phối giống, thụ tinh lai tạo của các giống bò chuyên dụng thịt.

- Hiện nay đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, tháng 5 năm 2021 Hợp tác xã đã mua thêm 37 con (trong đó: có 34 con cái sinh sản, 03 con đực giống), bò đã sinh sản được tổng 103 con, nâng tổng đàn hiện tại là 200 con.

- Lao động tham gia: Trong triển khai và thực hiện mô hình đã tạo được công ăn việc làm cho 03 lao động thường xuyên.

- Áp dụng mô hình trồng cỏ thâm canh với quy mô 3ha (cỏ voi VA06 và cây Ngô) và thu mua cỏ voi, ngô sinh khối từ các cơ sở trên địa bàn huyện, chế biến thức ăn xanh, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò bằng men Silogas để đảm bảo thức ăn cho đàn bò, ngoài ra còn áp dụng cộng nghệ ủ chua cây ngô, rơm tươi, rơm khô để dự trữ cung cấp thức ăn vào mùa đông.

- Ủ chua thức ăn: Xây dựng hố ủ dung tích 90 m3/ bể (75 – 80 tấn/bể). Bể được xây chỗ thuận tiện cho sử dụng hàng ngày và dốc nước có mái che đậy chống nước, phủ bạt.

- Hiệu quả kinh tế: Mô hình chăn nuôi bò tập trung sẽ tạo ra số lượng bê lai có khối lượng lớn hơn bê tạo ra theo phương thức chăn nuôi truyền thống của địa phương từ 10 – 15%. Số bê cái sinh ra nuôi đến 12 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 180 kg/ con (bê bình thường là 145-150 kg/ con). Do vậy hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn 1,2 lần so với bò địa phương. Tạo ra lượng phân bón có chất lượng cao cho cây trồng và đảm bảo an toàn, thân thiện đối với môi trường.

- Hiệu quả xã hội: Trên cơ sở kết quả đạt được của mô hình người dân sẽ có thêm nhận thức về khoa học công nghệ, thay đổi tư duy chăn nuôi theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa. Góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong ngành chăn nuôi theo định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện, tỉnh. Thúc đẩy chăn nuôi bò hướng thịt quy mô hộ gia đình, tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, cung cấp cho thị trường sản phẩm bò thịt có chất lượng cao. Chăn nuôi bò gắn với trồng cỏ, sử dụng có hiệu quả quỹ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, thâm canh, tăng năng suất làm tăng thêm thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, tạo sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường và con người. Tạo công ăn việc làm cho các lao động, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn.

- Hiệu quả về môi trường: Mô hình sử dụng đệm lót sinh học chăn nuôi sau đó thu gom chất thải rắn từ đệm lót sinh học trong mô hình chăn nuôi vào khu xử lý, tiến hành ủ với men vi sinh để thành phân hữu cơ đem bón cho cây trồng. Xây dựng hệ thống sử lý chất thải lỏng bằng bằng công nghệ Biogas./.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập