Sơn La đẩy mạnh chế biến long nhãn
Nhãn là một trong nhiều sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Sơn La với diện tích trên 19.200ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 113 nghìn tấn. Nhãn được trồng tập trung tại các huyện Yên Châu, Mai Sơn và nhiều nhất là ở Sông Mã với trên 7.000ha, sản lượng ước đạt khoảng 60.000 tấn.

         Nhãn là một trong nhiều sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Sơn La với diện tích trên 19.200ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 113 nghìn tấn. Nhãn được trồng tập trung tại các huyện Yên Châu, Mai Sơn và nhiều nhất là ở Sông Mã với trên 7.000ha, sản lượng ước đạt khoảng 60.000 tấn.

các HTX, hộ trồng nhãn chủ động thay đổi hình thức tiêu thụ từ bán nhãn tươi chuyển sang sấy khô làm long nhãn

         Khi nhãn chính vụ bước vào giai đoạn thu hoạch cũng là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh thành trong cả nước.Trước diễn biến phức tạp của dịch, nhiều thị trường tiêu thụ truyền thống trước đây đang phải áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch đã gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ các loại nông sản nói chung và nhãn nói riêng, dẫn đến giá bán nhãn tươi không ổn định. Bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ nhãn quả tươi, để giảm áp lực lên khâu tiêu thụ và giữ được giá bán cho sản phẩm nhãn, tỉnh Sơn La đặt ra mục tiêu trong niên vụ 2021 nhãn quả tươi sẽ được sơ chế, chế biến khoảng 80.000 tấn làm long nhãn.

         Từ đầu vụ đến hết ngày 31/8/2021, tổng số nhãn quả tươi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh là 104.736 tấn; trong đóđưa vào sấy gần 60.000 tấn (tương đương 6.000 tấn long nhãn), tiêu thụ trong nước ước đạt 44.862 tấn nhãn quả tươi. Sản phẩm nhãn quả tươi hiện đang được tiêu thụ qua hệ thống các siêu thị, chợ đầu mối, cửa hàng phân phối tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… Xuất khẩu 156,83 tấn nhãn quả tươi sang thị trường các nước: Trung Quốc (150 tấn); Anh, Ba Lan, Hà Lan… (3,83 tấn), Hàn Quốc (0,5 tấn); Đức (1,5 tấn). Giá trị sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu ước đạt 189,33 nghìn USD. Đơn vị xuất khẩu gồm: HTX Hoa Mười, HTX Bảo Minh, Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA (thị trường EU, Anh); Công ty CP Nafood Tây Bắc (thị trường Hàn Quốc); Công ty CP XNK thực phẩm Toàn cầu (thị trường Đức), Công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Phương Mai (thị trường Trung Quốc).

         Sông Mã là vùng nhãn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu Nhãn Sông Mã và Trung tâm Kiểm dịch thực vật I của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cấp mã số vùng trồng, cấp mã cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt nhãn Sông Mã đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Australia.

         Để giảm áp lực lên khâu tiêu thụ và giữ được giá bán cho sản phẩm nhãn, huyện Sông Mã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hợp tác xã, hộ trồng nhãn tập trung đầu tư làm kho lạnh bảo quản, nâng cấp, mở rộng lò sấy, chế biến quả nhãn tươi thành sản phẩm sấy khô, làm long nhãn. Tính đến ngày 10/8/2021, toàn huyện Sông Mã đã tiêu thụ và xuất khẩu hơn 33.600 tấn, tương đương 48% tổng sản lượng; trong đó, tiêu thụ trong nước hơn 15.600 tấn, chế biến long nhãn trên 17.700 tấn, xuất khẩu khoảng 305 tấn.

         Nhằm hỗ trợ trong khâu bảo quản, chế biến các sản phẩm nông sản, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-UBND với nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng kho bảo quản, contener bảo quản, lò sấy, máy móc thiết bị để sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn, xoài, mận, chanh leo và các loại rau trên địa bàn tỉnh Sơn La. Theo đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng kho bảo quản, container bảo quản; hỗ trợ việc chuyển đổi các cơ sở sấy long nhãn sang sấy bằng hơi nhiệt sạch để đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh ATTP; hỗ trợ sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến sản phẩm nhãn và một số nông sản khác. Việc hỗ trợ chỉ áp dụng với các cơ sở đầu tư, hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2021.

         Quyết định được ban hành đúng vào thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch nhãn chính vụ có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho các hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân vận dụng phù hợp điều kiện thực tiễn, vừa giải quyết được công ăn việc làm và tạo điều kiện cho chế biến, bảo quản, tiêu thụ quả nhãn tươi trong điều kiện phòng chống dịch.

 

Tác giả: Minh Thanh - Trung tâm Khuyến nông Sơn La ​
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập