Tiềm năng phát triển cây sa nhân dưới tán rừng
Bản Phiêng Ban, huyện Quỳnh Nhai có 71 hộ, 328 nhân khẩu là người dân tộc Mông sinh sống chủ yếu canh tác nương rẫy trên đất dốc. Những năm gần đây, cùng với đẩy mạnh phát triển các cây nông nghiệp chủ lực như ngô, sắn..., nông dân bản Phiêng Ban đã mạnh danh phát triển diện tích cây sa nhân dưới tán rừng, bước đầu tăng thu nhập, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người dân làm nghề rừng.

        Ngoài công dụng làm dược liệu, sa nhân còn dùng để chiết xuất tinh dầu làm hương liệu, gia vị thực phẩm, làm nước hoa, dầu gội... Đặc biệt, cây sa nhân dễ trồng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, cây trồng sau 2 - 3 năm bắt đầu cho thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10 - 12 năm. trồng cây sa nhân dưới tán rừng còn giúp. Cây ra quả quanh năm và cho quả chín tập trung từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau. Đây là loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương vì cây xanh quanh năm. Ngoài hiệu quả kinh tế, rất có lợi cho phòng, chống cháy rừng, chống rửa trôi và xói mòn đất, tạo nên thảm thực vật đa dạng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Gia đình ông Thào A Dia, Phó Chủ tịch HND xã Mường Giàng là một trong những hộ tiên phong trồng cây sa nhân. Năm 2015 gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi 2 ha đất từ trồng sắn sang trồng cây sa nhân. Sau 5 năm, hơn 5.000 gốc sa nhân dưới tán rừng đã cho thu hoạch ổn định, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Đến nay gia đình ông tiếp tục trồng mới 7.000 gốc sa nhân nữa.

Sa nhân là cây thuốc quý, có giá trị kinh tế cao

         Thấy được hiệu quả kinh tế, ông Dia đã tích cực vận động nhiều hộ gia đình trong bản, xã mở rộng diện tích trồng cây sa nhân. Hiện nay, toàn xã đã có 63 ha trồng cây sa nhân, tất cả đều phát triển tốt, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ trồng loại cây này. Cùng với Mường Giàng, một số xã khác trong huyện cũng bắt đầu phát triển cây sa nhân như ở Chiềng Khay, Mường Giôn. Hi vọng cây trồng này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sinh kế bền lâu cho người dân trên quê hương Quỳnh Nhai.

         Tuy nhiên, để tìm đầu ra cho sản phẩm quả sa nhân, các ngành chức năng của huyện rà soát quy hoạch, mở rộng quy mô trồng và tạo ra nguồn sản lượng sản phẩm đủ lớn để thu hút các doanh nghiệp, thương nhân đến mua; đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm này. Việc phát triển cây sa nhân sẽ nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững./.                                                                             

Tác giả: Vân Anh
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập