Tập huấn triển khai dự án sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
   Dự án sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói”ở Việt Nam năm 2020; được Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp&PTNT) phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) và các địa phương triển khai dự án điểm. Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững.

 

         Sơn La là tỉnh miền núi còn khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao(21,62% năm 2019).Với mục tiêu của tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 15% năm 2020, trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố quán triệt, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo đến cơ sở và các đối tượng được thụ hưởng; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn khó khăn, vùng cao biên giới;thực hiện đồng bộ các giải pháp để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Dự ándự án sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng được Ban lãnh đạo tỉnh đề cao và ủng hộ.

         Để xây dựng các dự án nông nghiệp dinh dưỡng, triển khai đồng bộ ở các địa phương trong vùng Dự án; lớp tập huấn được tổ chức giúp cho lực lượng cán bộ tỉnh, huyện, xã, bản hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình và mối liên hệ giữ nông nghiệp và dinh dưỡng; các kiến thức về an ninh lương thực và dinh dưỡng; trang bị kiến thức cho cán bộ tỉnh, huyện, xã về phương pháp xây dựng, cách thức tổ chức, phối hợp thực hiện và giám sát đánh giá hiệu quả của Dự án…; góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình Dự án cũng như mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

         Thời gian tập huấn diễn ra trong 04 ngày(từ ngày 15-18/9), với 30 học viên đến từ cơ quan, đơn vị, Sở, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh; giảng viên đến từ Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Với nội dung kiến thức hữu ích, mỗi học viên đều phát huy vai trò và tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tích cực trao đổi, thảo luận, thực hiện tốt nội quy của lớp tập huấn, góp phần tích cực vào thành công của lớp học.

         Lớp tập huấn là dịp để các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể được trao đổi, thảo luận, bàn bạc giải pháp và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo ở các địa phương và cơ sở; đồng thời kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảm nghèo được nâng cao một bước.Do vậy, sau khi kết thúc khóa tập huấn, các học viên cần phổ biến, tuyên truyền toàn bộ nội dung của lớp tập huấn, ý nghĩa, mục tiêu của chương trình, Dự án trong đơn vị, địa phương trong huyện, xã, bản.../.

 

 

Tác giả: Thảo Hiếu - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập