Lãnh đạo tỉnh Sơn La trao đổi kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông sản với tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An, nhờ lợi thế đất đai rộng lớn đứng đầu cả nước, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung từ sản xuất nông nghiệp, tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành: Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản từ năm 2015 đến năm 2020.
Ngày 26/10/2020, tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Đoàn công tác của tỉnh Sơn La do đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Nghệ An trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến, tiêu thụ xuất khẩu sản phẩm nông sản. Tiếp và làm việc với đoàn tỉnh Nghệ An có đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, Doanh nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Nghệ An.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tỉnh Nghệ An, nhờ lợi thế đất đai rộng lớn đứng đầu cả nước, vùng sản xuất nguyên liệu tập trung từ sản xuất nông nghiệp, tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành: Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản từ năm 2015 đến năm 2020. Quá trình triển khai Đề án các cấp, các ngành đã bám sát mục tiêu để thực hiện, gắn với thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XI) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tính đến nay, toàn tỉnh có 14.829 cơ sở chế biến nông lâm sản, giải quyết cho bình quân 29.000 đến 30.000 lao động thường xuyên, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2019 đạt 14.500 tỷ đồng. Một số ngành công nghiệp chủ yếu như: Chế biến mía đường, chè, mủ cao su, chế biến thịt, sữa, thức ăn chăn nuôi, chế biến lâm sản và chế biến dầu ăn... Tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản, thực phẩm và hệ thống hạ tầng dịch vụ logictics; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực chế biến nông, lâm sản có tiềm năng như: Chế biến gỗ, tre nứa, khai thác, sản xuất, chế biến dược liệu dưới tán rừng ở các huyện miền núi, biên giới Việt - Lào; sản xuất và chế biến chăn nuôi; hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư; phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản…

Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La  phát biểu thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020

Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu trao đổi kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản 

Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế  - xã hội, phát triển sản xuất, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020. Đồng thời nhấn mạnh: Những kết quả phát triển chế biến nông, lâm sản, phát triển nông nghiệp nông thôn; như kinh nghiệm trong công tác quy hoạch, chính sách phát triển vùng nguyên liệu nông sản tập trung; Công tác thu hút đầu tư phát triển các nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệuCông tác phát triển thị trường tiêu thụ nông sản và nông sản sau chế biến của tỉnh Nghệ An sẽ là những kinh nghiệm quý để Sơn La hoàn thiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, nhằm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Cao Hải (CTV)

TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập