Bản tin tức hoạt động Công đoàn nghành nông nghiệp và PTNT Quý II năm 2019
Nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I, triển khai công tác quý II, bàn và quyết định một số nội dung quan trọng của CĐN trong quý II và III. Ngày 5/4/2019 Ban Thường vụ Công đoàn ngành khoá VII đã họp phiên thứ V với các nội dung quan trọng:

HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ CÔNG ĐOÀN NGÀNH NN&PTNT LẦN THỨ V (tháng 4/2019)

Nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I, triển khai công tác quý II, bàn và quyết định một số nội dung quan trọng của CĐN trong quý II và III. Ngày 5/4/2019 Ban Thường vụ Công đoàn ngành khoá VII đã họp phiên thứ V với các nội dung quan trọng:

Cho ý kiến và thông qua nội dung báo cáo công tác của BCH quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2019

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình “mỗi CĐCS một lợi ích đoàn viên” năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm triển khai cuộc vận động trong năm 2019.

Cho ý kiến và quyết định thành lập Đội văn nghệ quân chúng CNVCLĐ ngành NN&PTNT tham gia Hội diễn cấp tỉnh năm 2019.

Cho ý kiến và quyết định việc tổ chức Hội thao CNVCLĐ toàn ngành lần thứ V năm 2019 tại thành phố Sơn La từ ngày 23 đến 25/5/2019.

Rà soát và thông qua danh sách CNVCLĐ ngành NN tham gia khám sức khoẻ sàng lọc bệnh tim mạch miễn phí nhân đạo do LĐLĐ tỉnh, viện tim mạch trung ương, bệnh viên trung ương quân đội 108 và một số nhà tài trợ thiết bị hỗ trợ khám tại Mộc Châu nhân dịp “tháng công nhân 2019”.

Cho ý kiến và thông qua danh sách đoàn viên đề nghị được hỗ trợ thăm hỏi nhân dịp tháng công nhân 2019.

Cho ý kiến về công tác chuẩn bị đón tiếp đoàn cán bộ cấp cao 7 tỉnh Bắc Lào sang thăm và làm việc tại CĐCS Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve Mộc Châu nhân dịp “tháng công nhân 2019”.

Đánh hía chất lượng hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong quý I tại Công ty cổ phần Thuỷ Sản Sơn La, đơn vị đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản, nợ kinh phí công đoàn từ năm 2018.

Đánh giá kết quả hoạt động công đoàn các trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện sau sắp xếp lại, chuyển về LĐLĐ huyện, tình hình chia tách bộ phận Thú Y, tái thành lập Trạm thú y các huyện, thành phố. Tình hình giải thể các Chi cục, Trung tâm, thành lập phòng chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp, phương hướng tổ chức CĐCS của ngành sau sắp xếp.

Hội nghị cũng đã xem xét, cho ý kiến vào phương án nhân sự bổ sung Ban chấp hành, Uỷ ban kiểm tra công đoàn ngành khoá VII trình LĐLĐ tỉnh cho phép bầu bổ sung 01 Uỷ viên Ban chấp hành, 01 Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra Công đoàn ngành khoá VII.

Quyết định việc tổ chức đoàn cán bộ BCH, UBKT, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Công đoàn ngành đi tham quan, học tập kinh nghiệm hoạt động Công đoàn tại Nghệ An trong tháng 6/2019.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHÁM SÀNG LỌC BỆNH TIM MẠCH TẠI MỘC CHÂU NHÂN DỊP “THÁNG CÔNG NHÂN 2019” 13/4/2019

 

                Ngày 13 tháng 4 năm 2019, tại Nhà thi đấu thể thao Công ty Du lịch Công đoàn Mộc Châu, Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La phối hợp với Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam và Ủy Ban nhân dân huyện Mộc Châu tổ chức chương trình khám bệnh từ thiện năm 2019 cho 600 đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, người lao động và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mộc Châu. 70 Phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ và các tình nguyện viên đến từ Viện tim mạch Việt Nam, Bệnh viện 198 - Bộ Công an và các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn huyện Mộc Châu, chương trình khám bệnh từ thiện đã giúp cho đoàn viên, CNVCLĐ và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu được khám sức khỏe, kiểm tra, tư vấn sàng lọc các bệnh. Cũng tại chương trình, Quỹ Vì sức khỏe tim mạch Việt Nam đã trao tặng 15 máy đo huyết áp cho 15 trạm y tế các xã của huyện Mộc Châu và phát thuốc miễn phí, tặng quà với tổng trị giá trên 90 triệu đồng. Đây là hoạt động thiết thực vì người lao động của tổ chức Công đoàn Sơn La hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chủ đề năm 2019 “Mỗi CĐCS một lợi ích đoàn viên”. Công đoàn ngành Nông nghiệp Sơn La đã xét chọn và cử 100 CNLĐ tham gia khám đợt này.

 

                HỘI NGHỊ TẬP HUẤN HỘI THẨM NHÂN DÂN 2 CẤP NĂM 2019

                Thực hiện giấy triệu tập của TAND tỉnh Sơn La về tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký TAND hai cấp tỉnh Sơn La. Từ ngày 9 – 12/4/2019 Đ.c Chủ tịch Công đoàn ngành tham dự lớp tập huấn này với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến nghiệp vụ xét xử tại TAND tỉnh, nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bên trong đó có người lao động yếu thế trong tham gia các tranh chấp lao động và tố tụng tại Toà án. Hệ thống Công đoàn tỉnh hiện có 41 cán bộ công đoàn các cấp tham gia Hội thẩm trong đó TAND tỉnh có 2 đ.c, còn lại là Hội thẩm TAND các huyện, thành phố.

 

                HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP PHÙ YÊN 2019

                Ngày 18/4/2019 tại hội trường Công ty (Khối 6, thị trấn Phù Yên) Hội nghị đã diễn ra trong thời tiết khô hanh, nắng nóng, nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ khi nào. Dự Hội nghị có 46/46 cán bộ, công nhân, lao động công ty, đ.c Kim Văn Tĩnh – Giám đốc, Đ/c Vi Hồng Sơn – Chủ tịch CĐCS đồng chủ trì Hội nghị, đ.c Bùi Thế Anh – Chủ tịch Công đoàn ngành dự và theo dõi chỉ đạo.

                Hội nghị đã thảo luận, đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động SXKD theo Nghị quyết năm 2018. Cụ thể như sau:

                Khai thác tận thu lâm sản rừng trồng đạt 495,8m3

                Khai thác nhựa thông đạt 4.215 kg

                Mở rộng sản xuất nấm Linh chi đạt 180kg

                Chăm sóc Chè Ô long Kim tuyên: 5,48Ha

                Trồng rừng mới 92,35Ha, chăm sóc rừng phòng hộ 3.489Ha, rừng sản xuất: 5,55Ha

                Bảo vệ rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp: 8.092,43Ha

                Tổng doanh thu: 5.566,093 triệu đồng

                Nộp các khoản đóng góp cho người lao động đạt 500 triệu đồng, thu nhập bằng lương bình quân của người lao động đạt 5.200.000 đồng

                Ban giám đốc, BCH CĐCS Công ty đã có nhiều giải pháp nhằm duy trì và giữ vững các hoạt động sản xuất truyền thống, vừa phát triển thêm các hướng kinh doanh mới, việc bàn bạc, thống nhất kế hoạch hành động được đưa ra ngay tại hội nghị người lao động công ty năm 2019 với nhiều mục tiêu và giải pháp quan trọng được quyết định ngay trong Hội nghị NLĐ năm 2019; với kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình chi trả tiền lương, tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2019 gặp khó khăn như đã nói ở trên, trong năm 2019 Công ty đã thống nhất và quyết định tại hội nghị việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với số lao động hợp đồng bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông suối không trong phạm vi chi trả của tỉnh Sơn La, giao thêm diện tích kiêm nhiệm cho các chủ rừng và cán bộ bảo vệ rừng số diện tích chưa được chi trả dịch vụ nhằm duy trì sự ổn định của rừng, tăng thêm trách nhiệm cho người lao động trong công tác bảo vệ rừng. Với quyết định nêu trên, năm 2019 Công ty còn duy trì 58 biên chế (32 lao động hợp đồng không kỳ hạn, 26 lao động hợp đồng có kỳ hạn)

                Nhờ thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở nên mọi hoạt động của công ty trong thời điểm khó khăn hiện nay đều được thống nhất từ trên xuống dưới, không xảy ra việc mất đoàn kết nội bộ do tranh chấp lao động, thu nhập và tiền lương; mọi khoản thu chi, tài chính của công ty đều được công khai, minh bạch và giải quyết thấu tình, đạt lý, người lao động công ty ở tất cả các vị trí đều được trả công, đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra. Một hoạt động đáng kể nhất trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của công ty đó là hoạt động kiểm tra, giám sát; năm 2018 Ban Thanh tra nhân dân đã tiến hành giám sát thường xuyên hoạt động của Ban giám đốc, mọi quyết định của Ban giám đốc trước khi ban hành đề có sự tư vấn, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, các hoạt động giám sát thực hiện nhiệm vụ của các đội sản xuất, phòng chuyên môn đều được giám sát chặt chẽ từ khâu ý tưởng đến khi hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ; Quy mô sản xuất và đặc thù sản xuất của công ty là nhỏ, lẻ, ở địa bàn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, đang trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển và chưa hình thành nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá, do vậy ban giám đốc công ty đã thường xuyên xuống các địa bàn, cùng ăn, ở, cùng làm việc với các chủ rừng hướng dẫn cầm tay chỉ việc từng công việc trong trồng chăm sóc cây, khai thác, tỉa thưa, trồng bổ sung, thay thế, cải tạo đất lâm nghiệp… với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn và có tinh thần khát khao cống hiến

                Trong vài năm gần đây công ty đứng trước nhiều khó khăn thách thức rất lớn trong nền kinh tế thị trường, trước những khó khăn hiện hữu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng được UBND tỉnh giao trên địa bàn các xã vùng sâu vùng xa của huyện Phù Yên. Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp Phù Yên là một trong 03 doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT đang trong quá trình tái cơ cấu, tự chủ kinh phí, thoái dần vốn nhà nước trong công ty theo lộ trình của UBND tỉnh Sơn La. Trong bối cảnh vừa sản xuất kinh doanh các mặt hàng lâm sản, vừa xây dựng và bảo vệ vốn rừng hiện có, việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho 41 người lao động chính thức, hàng trăm lao động thời vụ càng lúc càng thêm khó khăn, đòi hỏi lãnh đạo, công đoàn công ty ngày đêm trăn trở, lo lắng; vừa phải đối phó với nạn phá rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi bảo vệ, vừa phải lo việc làm, tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp thương xuyên cho người lao động, trong bối cảnh từ 2017 Công ty bị cắt số kinh phí khoanh nuôi bảo vệ 4100 Ha rừng phòng hộ do không thuộc lưu vực sông suối và phạm vi chi trả của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La dẫn đến việc từ đó đến nay Công ty vẫn phải chịu trách nhiệm bảo vệ 4100 Ha rừng nói trên nhưng không có kinh phí chi trả tiền bảo vệ rừng.

                Thực hiện nhiệm vụ được giao trong điều kiện khó khăn nói trên, năm 2018 Ban giám đốc, Ban chấp hành CĐCS Công ty đã cùng nhau bàn bạc, phối hợp, đưa ra Hội nghị NLĐ quyết định các vấn đề quan trọng mang tính cấp bách để giải quyết những tồn tại khó khăn nêu trên tại hội nghị NLĐ Công ty ngày 01/3/2018. Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo, sự thống nhất trong nhận thức và hành động từ trên xuống đến các đội sản xuất mọi khó khăn trong năm 2018 đã được cả tập thể người lao động công ty vượt qua và duy trì được mức tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người/tháng đạt 5.200.000 đồng.

                QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN BẰNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

                        Ngày 22/4/2019 Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn nhập thông tin trong phần mềm quản lý đoàn viên Công đoàn, phần mềm quản lý đoàn viên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nếu được triển khai thực hiện sẽ giúp Công đoàn cơ sở trong việc quản lý đoàn viên, không cần phải ghi chép sổ quản lý đoàn viên như trước đây, mọi thông tin, diễn biến lương. Bảo hiểm, chế độ chính sách… sẽ được tự động cập nhật giúp chủ tịch CĐCS, các cấp Công đoàn dễ dàng khai thác, sử dụng trong công tác công đoàn. Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT dự kiến lịch tập huấn và làm việc đối với từng đơn vị  trực thuộc để triển khai công tác này như sau:

LỊCH TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QL ĐOÀN VIÊN

(Kèm theo Kế hoạch số: 189/KH-CĐN ngày 25/4/2019

của Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT)

 

STT

Công đoàn cơ sở

Buổi

Ngày

01

Văn phòng Sở

Sáng

03/6/2019

02

Chi cục Kiểm lâm

Sáng

03/6/2019

03

Chi cục Phát triển nông thôn

Chiều

03/6/2019

04

Chi cục Thủy lợi

Chiều

03/6/2019

05

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Sáng

04/6/2019

05

Chi cục trồng trọt và BVTV

Sáng

04/6/2019

07

Chi cục Thủy sản

Chiều

04/6/2019

08

Chi cục QLCL Nông lâm sản, thủy sản

Chiều

04/6/2019

09

Trung tâm Khuyến nông

Sáng

05/6/2019

10

Trung tâm nước sạch và VSMTNT

Sáng

05/6/2019

11

Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, TS

Chiều

05/6/2019

12

Hội ngành nghề Nông nghiệp và PTNT

Chiều

05/6/2019

13

Quỹ bảo vệ Phát triển rừng

Sáng

06/6/2019

14

Ban QLDAĐTXD các công trình NN&PTNT

Sáng

06/6/2019

15

Công ty TNHHNN MTV Nông nghiệp Tô Hiệu

 

Đã triển khai

16

Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp Phù Yên

Chiều

06/6/2019

17

Công ty cổ phần Chè Cờ Đỏ

Chiều

06/6/2019

18

Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp

Sáng

07/6/2019

19

Công ty cổ phần Mía đường

Sáng

07/6/2019

20

Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung

Chiều

07/6/2019

21

Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve

Chiều

07/6/2019

22

Công ty TNHH MTV QLKT công trình thủy lợi

 

Đã triển khai

23

Công ty cổ phần Thủy sản

Sáng

10/6/2019

24

Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng NNNT

Sáng

10/6/2019

25

Công ty TNHH Ligarden Việt Nam

Chiều

10/6/2019

26

Nghiệp đoàn nuôi ong

Chiều

10/6/2019

 

                CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, MỘT LỢI ÍCH ĐOÀN VIÊN” VÀ “THÁNG CÔNG NHÂN 2019”

                CĐCS Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Lâm nghiệp Phù Yên: Tổ chức 01 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm tại Quảng Ninh, Hải Phòng nhân dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/8/2019 với nhiều hoạt động đa dạng như gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động, vui chơi, văn nghệ, tham quan vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà…

                CĐCS Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve: Tổ chức tri ân người lao động có nhiều đóng góp cho công ty trong năm 2018 bằng việc tổ chức tham quan Đà Nẵng, Hội an đối tượng là CNLĐ đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và trong hoạt động công đoàn năm 2018, được suy tôn từ tổ công đoàn, công đoàn bộ phận.

                CĐCS Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên quản lý khai thác Công trình Thuỷ lợi: Tổ chức khởi công nhà “Mái ấm công đoàn 2019” cho 01 đoàn viên tại chi nhánh Quỳnh Nhai, chuyển trao số tiền 30.000.000 đồng do Quỹ xã hội Liên đoàn Lao động tỉnh trao tặng tại Chương trình “Tết sum vầy 2019”.

                CĐCS Công ty cổ phần Mía Đường Sơn La: Tiến hành thương lượng với NSDLĐ tăng khẩu phần ăn giữa ca đối với bộ phận lò hơi và dây chuyền, mỗi người lao động được tăng thêm 5.000 đ/suất ăn, tổng mỗi suất ăn của người lao động trong dây chuyền sản xuất đạt 25.000 đ/suất.

                GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

Người lãnh đạo  tâm huyết với cây Chè

trên cao nguyên Mộc Châu

 

Với thời tiết nắng nóng đến 400C, chúng tôi đến Chiềng Sơn (Mộc Châu) vào một chiều gió phơn tây nam như táp từng hơi nóng hầm hập từ phía tây nước bạn Lào sang khiến cái nóng càng đi càng gay gắt hơn, đến trụ sở Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve chỉ gặp mấy cô nhân viên phòng hành chính đang miệt mài làm việc trong phòng, hỏi thăm mới biết Giám đốc Nguyễn Văn Khiêm hôm nay đang trên nương chè kiểm tra công tác chăm sóc chè vụ hè thu tới. Tiếp tục cuộc hành trình đi lên đồi chè. Qua nhà máy chế biến của công ty chúng tôi gặp anh tại phân xưởng sản xuất cùng anh em công nhân đang duy tu và bảo dưỡng dây chuyền sản xuất chè shan, nụ cười hiền hậu, ánh mắt thân thiện, ông Nguyễn Văn Khiêm mời chúng tôi thưởng thức ly chè đá mát lạnh, ông vui vẻ: Đây là loại chè hảo hạng của Công ty, những búp chè tươi non được người dân trồng và chăm sóc tại chính cánh đồng chè ở xã Chiềng Sơn, được thu hái và chế biến ngay tại nhà máy. Đây cũng là sản phẩm chè được thị trường nước ngoài đón nhận và đánh giá cao về chất lượng.

                Thưởng thức ly Trà đá anh vừa trao, giữa cái nóng như lửa cùng với gió Lào rát rát chúng tôi như bừng tỉnh, cảm giác khoan khoái, dễ chịu như đang trong cơn khát gặp nước suối nguồn giữa sa mạc vậy. Trải lòng, ông Khiêm đã kể cho chúng tôi nghe những nốt thăng trầm của bản thân, của công ty gắn với cây chè và đất Chiềng Sơn này:

                Sinh ra và lớn lên ở Mộc Châu, mảnh đất cao nguyên trù phú có cây chè phát triển từ rất lâu, cũng chính vì lẽ đó, hình ảnh cây chè in sâu vào tâm trí ông. Năm 1979, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Khiêm khi đó 18 tuổi, đã được tuyển vào làm công nhân tại Nhà máy chè Đen Mộc Châu (nay là Vinatea Mộc Châu), sau đó ông làm ở Ban Kiến thiết, rồi làm Quản đốc Nhà máy chè Mộc Châu. Đến năm 2003, thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ ông được điều chuyển về Công ty cổ phần Chiềng Ve, giữ cương vị Phó Giám đốc và sau đó là Giám đốc cho đến nay. 40 năm gắn bó với cây chè, ông am hiểu từ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chè cho đến việc thu hái, chế biến để có được sản phẩm chè chất lượng nhất. Năm 2018, với Đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng và thâm canh cải tạo và chế biến chè Shan tuyết Mộc Châu” ông được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng. Ông là đại diện duy nhất một trong những điển hình tiêu biểu nhất của ngành Nông nghiệp và PTNT Sơn La tham gia chương trình tôn vinh điển hình tiên tiến lao động sáng tạo do UBND tỉnh Sơn La tổ chức vào tháng 11 năm 2018.

                Nói về động lực để ông cùng các cộng sự thực hiện Đề tài khoa học nói trên, ông Khiêm chia sẻ: “Cây chè Shan tuyết phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của cao nguyên Mộc Châu và có chất lượng tốt mà ít giống chè khác có được. Điều trăn trở là cây chè chưa được chú trọng do còn thiếu, còn yếu trong khâu canh tác, chọn giống, áp dụng các tiến bộ khoa học vào thâm canh, cải tạo đồng ruộng, công nghệ chế biến còn khá kiêm tốn”. Chính vì những tồn tại nêu trên, ông đã nghiên cứu việc đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, thâm canh, cải tạo và chế biến chè Shan tuyết tại Mộc Châu để tăng giá trị sản phẩm chè, đem lại nguồn thu nhập ổn định từ cây chè, từng bước nâng cao đời sống của người làm chè.

                Hiệu quả từ Dự án của ông đã được chứng minh qua thực tế, sản lượng búp chè tươi của công ty trước khi triển khai Dự án chỉ đạt 1.950 tấn/năm, nay sản lượng trung bình hiện đạt trên 3.300 tấn/năm; thu nhập trên 1Ha diện tích đất canh tác cũng tăng gấp đôi so với trước đây. Dự án đã thu hút đông đảo người lao động tham gia, việc tận dụng các phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, như: Chất thải trâu, bò, trấu, mùn ngô,... vào sản xuất đã hạ giá thành đầu tư trên 1 đơn vị diện tích đến 30% so với trước đây; cải tiến công nghệ chế biến, tiết kiệm được chi phí than, củi, điện vào sản xuất. Dự án thành công đã thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân vùng Dự án. Tạo động lực cho người dân chăm sóc chè tốt hơn, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, tạo môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, gắn phát triển chè với du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường; từng bước hình thành vùng sản xuất chè tập trung, phát triển vùng chè chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản, thúc đẩy các mô hình VAC phát triển bền vững.

                Thăm Nhà máy chế biến chè, chúng tôi tiếp tục được ông giới thiệu về những thiết bị hiện đại, như: Cân điện tử trọng tải lớn, hộc làm héo bảo quản nguyên liệu, máy lăn chè công nghệ tiên tiến, xe vận tải nguyên liệu và máy điện công suất 300 KVA, Công ty đang từng bước hướng tới dây chuyền chế biến hoàn chỉnh, chủ động về mọi mặt. Nhìn đồng chè bát ngát, xanh mướt phủ kín núi đồi, ông nói: Muốn chất lượng chè đảm bảo, phải quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình trồng và chế biến chè; quy hoạch và hình thành vùng nguyên liệu chè ổn định, đảm bảo nguồn chè chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Năm 2018, sản lượng chè đạt 4.183 tấn, doanh thu của Công ty đạt 59 tỷ đồng; mừng nhất là 95% sản lượng chè sản xuất ra đến đâu được xuất khẩu ngay đến đó được đối tác đánh giá rất cao.

                Tìm hiểu thông tin quanh việc phối hợp với Ban chấp hành CĐCS Công ty trong chăm lo đời sống, việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động được biết ông Khiêm là người lãnh đạo luôn luôn quan tâm đến người lao động, luôn luôn trăn trở và xác định muốn người lao động toàn tâm, toàn ý gắn bó với công ty điều quan trọng nhất là đảm bảo thu nhập và đời sống ổn định cho họ và gia đình tương xứng với công sức, trí tuệ mỗi người bỏ ra. Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông đã cùng Ban chấp hành Công đoàn cơ sở lập kế hoạch, chương trình phối hợp định kỳ hằng năm với mục tiêu nâng cao đời sống, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động trong công ty. Thành lập Quỹ phúc lợi trích từ doanh thu hằng năm của doanh nghiệp do Công đoàn cơ sở quản lý; tính đến 12/2018 quỹ phúc lợi của công ty đã có 2,1 tỷ đồng được sử dụng hiệu quả phục vụ hoạt động xã hội của công ty.

                Tại thời điểm này chúng tôi được biết công ty đang tích cực chuẩn bị tổ chức tor du lịch biển Đà Nẵng, Hội An, Huế dài ngày dành cho 50 đoàn viên, lao động xuất sắc năm 2018. Tiền lương bình quân của người lao động năm 2018 đạt 7.000.000đ/người/tháng; năm 2018 công ty trích 1.853 triệu đồng để khen thưởng cho CNLĐ có thành tích cao trong sản xuất và kinh doanh. Hiện có 05 đơn vị sản xuất chè búp tươi với sản lượng năm 2018 đạt 4.183,105 tấn chè tươi đủ điều kiện xuất khẩu; giá trị đầu tư trong năm 2018 đạt 28.019 triệu đồng, tổng doanh thu đạt 59 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4,2 tỷ đồng, nộp BHXH cho NLĐ 1,386 tỷ đồng… 

                Đối với ông Nguyễn Văn Khiêm, qua tiếp xúc và tìm hiểu con người và đam mê của ông trong công việc, đáng nói hơn cả là việc ông có niềm tin lớn đối với cộng sự và người lao động, không quan cách, không vụ lợi; bất kỳ người lao động nào đối với ông đều là bạn, là đồng chí, đồng nghiệp, việc tạo mối quan hệ thân thiết như người nhà trong công ty được ông và các cộng sự xây dựng và duy trì suốt 20 năm qua cũng là một lý do tạo nên thương hiệu và thành công của doanh nghiệp ngày nay.   

                Chia tay ông, thủ lĩnh của những người trồng chè Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve, in đậm trong chúng tôi là hình ảnh về một tấm gương sáng trong lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Câu chuyện của ông sẽ làm tăng thêm nhiệt huyết, say mê lao động trong thế hệ thanh niên hôm nay.

Phong trào thi đua lao động sản xuất ở một Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trên đất Phù Yên đầy nắng và gió

                Tôi đến với Phù Yên vào một ngày cao điểm của đợt nắng nóng cuối tháng 4/2019. Nói là đi công tác nên anh em cơ quan khuyên bảo anh nên đi ô tô cho mát, đảm bảo sức khoẻ … tôi quyết định một mình một xe máy, quãng đường từ thành phố Sơn La về đến Phù Yên 120km, xuất phát từ thành phố Sơn La lúc 13h30 với chiếc xe cà tàng sản xuất năm 2007 giữa trời nắng nóng như thiêu đốt, đến Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp Phù Yên lúc 17h00; đặt chân đến trụ sở công ty với sự bất ngờ có phần ngạc nhiên của đ.c Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty đón tôi tại trụ sở, qua vài câu chuyện xã giao ban đầu, chúng tôi đã hiểu và chia sẻ với nhau tất cả những khó khăn, những thuận lợi, sự lạc quan và hi vọng của tập thể lãnh đạo, công đoàn công ty. Trộm nghĩ, khó khăn của mình khi đi xe máy từ thành phố vào đây chưa thấm vào đâu cả, tất cả còn đang ở phía trước, anh em công nhân ở đây còn vất vả hơn mình nhiều lần.   

Sản xuất cây giống lâm nghiệp tại công ty

                Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, được sự tin tưởng và chia sẻ của đ.c Kim Văn Tĩnh – Giám đốc công ty tôi được biết rằng trong vài năm gần đây công ty đứng trước nhiều khó khăn thách thức rất lớn trong nền kinh tế thị trường, trước những khó khăn hiện hữu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng được UBND tỉnh giao trên địa bàn các xã vùng sâu vùng xa của huyện Phù Yên. Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp Phù Yên là một trong 03 doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT đang trong quá trình tái cơ cấu, tự chủ kinh phí, thoái dần vốn nhà nước trong công ty theo lộ trình của UBND tỉnh Sơn La. Trong bối cảnh vừa sản xuất kinh doanh các mặt hàng lâm sản, vừa xây dựng và bảo vệ vốn rừng hiện có, việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho 41 người lao động chính thức, hàng trăm lao động thời vụ càng lúc càng thêm khó khăn, đòi hỏi lãnh đạo, công đoàn công ty ngày đêm trăn trở, lo lắng; vừa phải đối phó với nạn phá rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi bảo vệ, vừa phải lo việc làm, tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp thương xuyên cho người lao động, trong bối cảnh từ 2017 Công ty bị cắt số kinh phí khoanh nuôi bảo vệ 4100 Ha rừng phòng hộ do không thuộc lưu vực sông suối và phạm vi chi trả của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La dẫn đến việc từ đó đến nay Công ty vẫn phải chịu trách nhiệm bảo vệ 4100 Ha rừng nói trên nhưng không có kinh phí chi trả tiền bảo vệ rừng.

                Thực hiện nhiệm vụ được giao trong điều kiện khó khăn nói trên, năm 2018 Ban giám đốc, Ban chấp hành CĐCS Công ty đã cùng nhua bàn bạc, phối hợp, đưa ra Hội nghị NLĐ quyết định các vấn đề quan trọng mang tính cấp bách để giải quyết những tồn tại khó khăn nêu trên tại hội nghị NLĐ Công ty ngày 01/3/2018. Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo, sự thống nhất trong nhận thức và hành động từ trên xuống đến các đội sản xuất. Kết thúc năm 2018 Công ty đã có những kết quả sản xuất kinh doanh đáng được ghi nhận. Cụ thể:

                Khai thác lâm sản rừng trồng đạt 495,8m3

                Khai thác nhựa thông đạt 4.215 kg

                Mở rộng sản xuất nấm Linh chi đạt 180kg

                Chăm sóc Chè Ô long Kim tuyên: 5,48Ha

                Trồng rừng mới 92,35Ha, chăm sóc rừng phòng hộ 3.489Ha, rừng sản xuất: 5,55Ha

                Bảo vệ rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp: 8.092,43Ha

                Tổng doanh thu: 5.566,093 triệu đồng

                Nộp các khoản đóng góp cho người lao động đạt 500 triệu đồng, thu nhập bằng lương bình quân của người lao động đạt 5.200.000 đồng

                Ban giám đốc, BCH CĐCS Công ty đã có nhiều giải pháp nhằm duy trì và giữ vững các hoạt động sản xuất truyền thống, vừa phát triển thêm các hướng kinh doanh mới, việc bàn bạc, thống nhất kế hoạch hành động được đưa ra ngay tại hội nghị người lao động công ty năm 2019 với nhiều mục tiêu và giải pháp quan trọng được quyết định ngay trong Hội nghị NLĐ năm 2019; với kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình chi trả tiền lương, tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2019 gặp khó khăn như đã nói ở trên, trong năm 2019 Công ty đã thống nhất và quyết định tại hội nghị việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với số lao động hợp đồng bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông suối không trong phạm vi chi trả của tỉnh Sơn La, giao thêm diện tích kiêm nhiệm cho các chủ rừng và cán bộ bảo vệ rừng số diện tích chưa được chi trả dịch vụ nhằm duy trì sự ổn định của rừng, tăng thêm trách nhiệm cho người lao động trong công tác bảo vệ rừng. Với quyết định nêu trên, năm 2019 Công ty còn duy trì 58 biên chế (32 lao động hợp đồng không kỳ hạn, 26 lao động hợp đồng có kỳ hạn)

                Mô hình trồng nấm Linh chi của đơn vị

Nhờ thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở nên mọi hoạt động của công ty trong thời điểm khó khăn hiện nay đều được thống nhất từ trên xuống dưới, không xảy ra việc mất đoàn kết nội bộ do tranh chấp lao động, thu nhập và tiền lương; mọi khoản thu chi, tài chính của công ty đều được công khai, minh bạch và giải quyết thấu tình, đạt lý, người lao động công ty ở tất cả các vị trí đều được trả công, đãi ngộ xứng đáng với công sức bỏ ra. Một hoạt động đáng kể nhất trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của công ty đó là hoạt động kiểm tra, giám sát; năm 2018 Ban Thanh tra nhân dân đã tiến hành giám sát thường xuyên hoạt động của Ban giám đốc, mọi quyết định của Ban giám đốc trước khi ban hành đề có sự tư vấn, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, các hoạt động giám sát thực hiện nhiệm vụ của các đội sản xuất, phòng chuyên môn đều được giám sát chặt chẽ từ khâu ý tưởng đến khi hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ; Quy mô sản xuất và đặc thù sản xuất của công ty là nhỏ, lẻ, ở địa bàn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, đang trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển và chưa hình thành nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá, do vậy ban giám đốc công ty đã thường xuyên xuống các địa bàn, cùng ăn, ở, cùng làm việc với các chủ rừng hướng dẫn cầm tay chỉ việc từng công việc trong trồng chăm sóc cây, khai thác, tỉa thưa, trồng bổ sung, thay thế, cải tạo đất lâm nghiệp… với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn và có tinh thần khát khao cống hiến, Đ.c Giám đốc công ty chia sẻ “Chính vì thế cho nên mọi việc dù khó khăn, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ cần tập hợp được anh em trong đơn vị thì mọi khó khăn vất vả chẳng thấm vào đâu cả”.

Công nhân chăm sóc rừng trồng

Chia tay tập thể những người lao động công ty, ra về với cái nóng 450C tại huyện Phù Yên những ngày tháng 4 lịch sử, lòng không khỏi băn khoăn xen lẫn những kỳ vọng, băn khoăn về cuộc sống mưu sinh của những người công nhân lao động trên miền đất Phù Hoa đầy nắng và gió, họ gọi là công nhân lao động nhưng công việc của họ lại gắn liền với con Dao, cái Cuốc, những nương đồi và cây cỏ thấp thoáng trên lưng đồi xa xa lại thấy mấy anh mấy chị cặm cụi phát cỏ thành đường biên giới cách ly những thảm cỏ khô dễ cháy với rừng thông đang trong mùa thu hoạch nhựa, kỳ vọng vào tương lai có nhiều thay đổi trong cơ chế thị trường, các sản phẩm của công ty được chấp nhận trên thị trường, kỳ vọng có thêm các loại máy móc phục vụ công việc sản xuất, kinh doanh, khai thác để người lao động bớt đi những nhọc nhằn vất vả, cuộc sống được cải thiện hơn bây giờ.

                                               Phù Yên, tháng 4 năm 2019 

                                                           Bùi Thế Anh

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN 04 TỈNH BẮC LÀO TẠI SƠN LA

Thực hiện biên bản ghi nhớ giữa Công đoàn Sơn La và Liên hiệp Công đoàn 4 tỉnh Bắc Lào gồm Huaphan, Luongprabang, Luongnamtha, Udomsay. Từ ngày 12 – 15/5/2019; 04 đoàn công tác Liên hiệp Công đoàn 4 tỉnh Bắc Lào gồm 32 thành viên đã có mặt tại thành phố Sơn La để thực hiện chuỗi các hoạt động gồm Hội nghị, Hội đàm, tham quan mô hình hoạt động công đoàn tại các doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tiếp và làm việc cùng đoàn công tác nước bạn Lào về phía tỉnh Sơn La có đ.c Hoàng Ngân Hoàn – Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Uỷ viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La cùng tập thể Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Sơn La, các đ.c Cán bộ, chuyên viên văn phòng LĐLĐ tỉnh.

Ngày 13/5/2019 tại buổi Hội đàm chính thức; các bên đã trao đổi, thông báo cho nhau tình hình hoạt động công đoàn ở mỗi tỉnh, trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động ở mỗi tỉnh, đặc biệt, buổi toạ đàm các bên đã thẳng thắn đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong khối các doanh nghiệp tư nhân. Công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, công tác bình đẳng giới, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, công tác hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động… được các đoàn công tác 4 tỉnh Bắc Lào đặc biệt quan tâm và ghi nhận những cố gắng của tổ chức công đoàn Sơn La trong những hoạt động trên, tại cuộc Hội đàm các bên đã thống nhất và khẳng định tầm quan trọng của việc trao đổi đoàn các cấp giữa hai bên, đặc biệt là 05 huyện có đường biên giới giáp với tỉnh Huaphan gồm: Sốp Cộp, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Vân Hồ.

Ngày 14/5/2019 đoàn công tác đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm về mô hình tổ chức công đoàn cơ sở tại CĐCS công ty cổ phần Chè Chiềng Ve Mộc Châu. Cùng đi có đ.c Hoàng Ngân Hoàn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Sơn La, đ.c Trưởng ban chính sách – pháp luật, trưởng ban tổ chức, đ.c Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT. Tiếp và làm việc với đoàn tại Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve có đ.c Nguyễn Văn Khiêm – Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty, Đ.c Lê Thị Huyền – Phó giám đốc, Chủ tịch CĐCS, đ.c Trần Ngọc Linh – Uỷ viên BTV ĐU, Phó giám đốc cùng các đ.c trong BCH CĐCS Công ty. Tại buổi làm việc đoàn công tác đã được tìm hiểu mô hình hoạt động công đoàn công ty, tìm hiểu cách tiếp cận công tác xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và mô hình hoạt động công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, thăm nhà máy chế biến chè…

Chuỗi các hoạt động của đoàn công tác kết thúc vào sáng ngày 15/5/2019 với khung thời gian ngắn và lịch hoạt động kín, các hoạt động đã mang lại bầu không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết, thắt chặt sợi dây gắn bó giữa công đoàn Sơn La và công đoàn 4 tỉnh Bắc Lào, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc giữa các bên. Chia tay và hẹn gặp lại vào các năm tiếp theo, chúc cho tình đoàn kết giữa CNLĐ Sơn La và CNLĐ Lào ngày càng gắn bó keo sơn, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

                                                  Bùi Thế Anh


 

HỘI NGHỊ LẦN THỨ V, BAN THƯỜNG VỤ CÔNG ĐOÀN NGÀNH KHOÁ VII

 


                Ngày 24/3/2019 Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã tổ chức Hội nghị lần thứ V với nhiều nội dung và các quyết định quan trọng. Đ.c Bùi Thế Anh – Chủ tịch Công đoàn ngành khoá VII chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có 07/07 uỷ viên Ban Thường vụ.

          1. Hội nghị đã bàn và thống nhất thông qua báo cáo công tác quý I, nhiệm vụ công tác quý II năm 2019 của Ban chấp hành Công đoàn ngành. Trong quý I Ban Thường vụ thường trực đã tham mư cho ban chấp hành triển khai có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành ngay từ đầu năm 2019, xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch công tác ngay từ đầu năm, chuyển giao hoạt động của 02 Ban quản lý rừng phòng hộ về sinh hoạt tại CĐCS Chi cục Kiểm Lâm Sơn La, giải thể 02 CĐCS doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm việc và gửi hồ sơ vận động người lao động tại 11 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia tổ chức công đoàn.

                 Giám sát và chỉ đạo CĐCS thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tham dự và chỉ đạo 9/11 Hội nghị NLĐ tại các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trong ngành.

                Tiếp tục giám sát tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp, có 100% doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc chi trả lương theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, 92% người lao động được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.

                 2. Thông qua Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng “tháng công nhân 2019” và “Tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ, PCCN năm 2019”. Trong tháng 5/2019 Ban Thường vụ Quyết định tổ chức các hoạt động sau đây:

                - Thăm hỏi, động viên, hỗ trợ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ xây dựng 01 nhà “mái ấm công đoàn” do Quỹ xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La tài trợ.

                - Đón tiếp và làm việc với đoàn cán bộ Liên hiệp Công đoàn 06 tỉnh Bắc Lào sang thăm và làm việc với Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La; thăm và trao đổi kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại CĐCS Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve.

                - Tổ chức Hội thao CNVCLĐ toàn ngành lần thứ V năm 2019 với 05 nội dung thi đấu: Bóng đá nam, Bóng chuyền hơi nam nữ, Kéo co đồng đội nam nữ, Cầu lông, Cờ tướng.

                3. Thông qua kế hoạch tổ chức đoàn công tác Ban chấp hành Công đoàn ngành đi thăm và học tập kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại tỉnh Nghệ An, dự kiến từ ngày 27 – 30/6/2019 bằng nguồn kinh phí tự đóng góp của các thành viên.

                4. Thông qua tờ trình và giới thiệu nhân sự để trình Hội nghị Ban chấp hành lần thứ V bổ sung 01 uỷ viên Ban chấp hành, 01 Uỷ viên Uỷ ban kiểm tra Công đoàn ngành theo quy định của Điều lệ.

                5. Thông qua báo cáo tài chính năm 2018, dự toán ngân sách 2019.


 

TƯ VẤN PHÁP LUẬT

               


Thời gian  gần đây văn phòng Công đoàn ngành nhận được một số yêu cầu tư vấn pháp luật và những thắc mắc về chế độ chính sách đối với người lao động khi tham gia các quan hệ lao động. Sau đây là một số câu hỏi và trả lời có thể giúp ích cho người lao động thông qua các quy định của pháp luật lao động hiện hành.

                Hỏi: Tôi hiện đang làm việc tại công ty. Trong quá trình lao động được phân công sửa chữa máy móc, thiết bị trong dây chuyền chế biến; do sơ xuất tôi có làm hỏng của công ty một chi tiết trong dây chuyền chế biến ước giá trị khoảng 20.000.000 đồng. Công ty đã họp và xử lý buộc tôi phải bồi thường số tiền tương ứng nêu trên. Xin hỏi buộc tôi bồi thường như trên là đúng hay sai?

                Trả lời: Theo quy định tại Điều 130, bộ luật lao động thì người lao động làm hư hại dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường; trường hợp thiệt hại gây ra không nghiêm trọng do sơ xuất, có giá trị dưới 10 tháng lương tối thiểu vùng thì người lao động phải bồi thường nhiều  nhất là 03 tháng lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương với mức 30%/tháng.

                Trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường. trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bổi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

                Như vậy, pháp luật lao động phân chia ra làm hai trường hợp là: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ thiết bị nếu do sơ xuất thì phải bồi thường không quá 03 tháng lương tối thiểu vùng; người lao động làm mất mát tài sản thì phải bồi thường toàn bộ.

                Trường hợp của anh anh đã làm hư hỏng dụng cụ do sơ xuất vì vậy anh phải bồi thường cho công ty với mức 03 tháng lương tối thiểu vùng hiện hành và bị khấu trừ bằng 30% lương hằng tháng của anh.

 

                Hỏi: Tôi đang làm việc tại công ty vốn 100% của nước ngoài; trong thời gian nghỉ trưa, tôi và một số anh em công nhân khác có ngồi đánh tú lơ khơ (bài tây). Khi quản lý bắt gặp, một số anh em đã bỏ chạy, còn một mình tôi và một người khác ngồi lại với bộ bài tây. Công ty đã lập biên bản và họp xử lý kỷ luật sa thải tôi. Xin hỏi như vậy là đúng hay sai?

                Trả lời: Điều 126, Bộ luật lao động quy định các trường hợp bị sa thải bao gồm:

                - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

                - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn tăng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

                - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng;

                Như vậy pháp luật quy định nếu người lao động đánh bạc trong công ty thì sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải; bạn có nêu là bạn và một số người chơi bài trong công ty trong giờ nghỉ trưa nhưng không nói là chơi bài bằng hình thức nào (ăn tiền hay chơi cho vui) do Luật quy định như trên nên nếu bạn chơi bài dạng đánh bạc, ăn tiền thì công ty có quyền sa thải bạn; còn trường hợp bạn chỉ chơi cho vui trong giờ trưa thì công ty không thể xử lý sa thải bạn được. Chúc bạn thành công.

                Hỏi: Hiện tôi đang làm tổ trưởng tổ sản xuất, nhưng hiện nay công ty đang muốn thay đổi nhân sự mới nên đã ép tôi phải chuyển sang làm công việc khác không đúng với công việc ghi trong hợp đồng lao động. tôi xin hỏi làm như vậy có đúng không?

                Trả lời: Khi người lao động và người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động thì cả hai bên phải có nghĩa vụ thực hiện giao kết đó. Trong trường hợp hợp đồng lao động của bạn ghi rõ công việc phải làm  của bạn là làm tổ trưởng tổ sản xuất nhưng nay công ty không cho bạn làm tổ trưởng nữa mà điều chuyển bạn sang làm việc khác không đúng với nội dung ghi trong hợp đồng thì cần xem xét trong 2 trường hợp sau đây:

                Thứ nhất, Nếu công ty điều bạn sang làm việc khác không có thời hạn thì công ty đã không thực hiện đúng giao kết trong hợp đồng vì công ty đã thay đổi nội dung hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thoả thuận với người lao động và nếu người lao động đồng ý với việc thay đổi trên thì hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng. nếu người lao động không đồng ý thì hợp đồng lao động cũ vẫn còn hiệu lực pháp luật.

                Thứ hai, Trong Luật cũng quy định, khi công ty gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh, công ty có quyền tạm thời điều chuyển người lao động sang làm công việc khác trái với chuyên môn nhưng tổng thời gian điều chuyển không quá 60 ngày/năm, trước ít nhất 3 ngày phải báo rõ thời gian làm việc và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

                Như vậy, trường hợp của bạn, công ty chỉ tạm thời điều chuyển bạn sang làm công việc khác thì công ty có quyền đó, nhưng nếu công ty bắt bạn chuyển hẳn sang làm công việc khác thì công ty đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bạn liên hệ với chủ tịch CĐCS công ty bạn để được bảo vệ và tư vấn.

                Hỏi: Tôi làm việc tại doanh nghiệp với vị trí thủ kho, khi ký hợp đồng lao động công ty có cho tôi ký và lập thành 2 bản nhưng lại không giao lại cho tôi 1 bản. Hằng tháng công ty đều trừ tiền đóng BHXH, BHYT của tôi nhưng không cho tôi giữ sổ BHXH. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công ty có giao cho tôi ký một số hoá đơn, chứng từ “khống” về xuất nhập khẩu nhưng tôi không đồng ý và không ký. Tôi xin hỏi, những vấn đề nêu trên tôi phải khiếu nại hay phản ánh đến cơ quan nào để được xem xét giải quyết?

                Trả lời: Thư bạn hỏi có 3 vấn đề. Cụ thể xin được trao đổi với bạn như sau:

                - Thứ nhất, về Hợp đồng lao động, theo quy định của pháp luật lao động nước ta thì hợp đồng lao động sau khí ký kết sẽ được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản, việc công ty giữ hết cả hai bản là sai so với quy định của pháp luật lao động.

                - Thứ hai, Về BHXH, trước đây quy định công ty được quyền giữ sổ BHXH cho đến khi nào người lao động nghỉ việc thì công ty sẽ chốt sổ và trả lại cho người lao động. Tuy nhiên, theo quy định của Luật BHXH hiện hành thì sổ BHXH của người lao động công ty phải trả lại cho người lao động giữ. Nếu công ty giữ lại sổ BHXH của bạn thì công ty đã vi phạm quy định của pháp luật.

                Cả hai hành vi nêu trên bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi thanh tra sở LĐTB&XH tỉnh Sơn La để được xem xét giải quyết và xử lý các hành vi của công ty bạn.

                Riêng việc bạn làm thủ kho nhưng công ty yêu cầu bạn ký một số chứng từ “khống” để quyết toán và bạn đã không chấp nhận. nếu bạn có chứng cứ chứng minh được công ty đã thực hiện xuất một số chứng từ không đảm bảo theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan công an tỉnh (phòng cảnh sát quản lý kinh tế và chức vụ) để công an điều tra làm rõ hành vi trên của công ty và xem xét xử lý các hành vi vi phạm.

                Hỏi: Tôi làm việc cho công ty và có tham gia BHXH. Tháng 10/2018 tôi có nghỉ chế độ thai sản. sau khi sinh 01 tháng, tôi đã nộp giấy khai sinh của con cho công ty để được hưởng các chế độ thai sản của BHXH. Nhưng đến nay đã 8 tháng qua tôi vẫn chưa nhận được chế độ thai sản của BHXH chi trả. Xin hỏi thời gian giải quyết chế độ theo quy định là bao nhiêu ngày?

                Trả lời: Theo quy định của Luật BHXH thì khi sinh con người lao động chỉ cần nộp “Giấy chứng sinh” hoặc “Giấy khai sinh” của con cho công ty. Khi đó công ty phải có trách nhiệm làm thủ tục cho bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.  Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

                Bạn đã nộp giấy khai sinh của con bạn cho công ty từ 10/2018 đến nay vẫn chưa được giải quyết là vi phạm pháp luật về BHXH, bạn làm đơn lên ban giám đốc đề nghị giải quyết theo quy định.

                Lưu ý với bạn là bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo Luật lao động là 6 tháng, bạn sẽ được hưởng 6 tháng lương đóng BHXH va f2 tháng lương cơ bản chung tại thời điểm bạn sinh là 1.390.000đ/tháng. Chúc bạn thành công.

                                     TỔ TƯ VẤN PHÁP LUẬT CĐN

               


 

CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

 


                Tiền lương tháng tính đóng BHXH

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Công thức tính như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:Điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH - Ảnh 1.

 

 

 

 

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội  đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Công thức tính như sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH - Ảnh 2.


 

THỜI GIAN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH, BHTNLĐ – BNN

                Khi tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN), người lao động sẽ có những khoảng thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Dưới đây, CĐN xin cung cấp đến Quý thành viên thông tin về các khoảng thời gian hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Chế độ ốm đau

Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:

- 30 ngày: nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 40 ngày: nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 60 ngày: nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

- 40 ngày: nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 50 ngày: nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 70 ngày: nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Chế độ khi con ốm đau

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con:

- Tối đa là 20 ngày làm việc: nếu con dưới 03 tuổi;

- Tối đa là 15 ngày làm việc: nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:

- Tối đa 10 ngày: đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

- Tối đa 07 ngày: đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

- Bằng 05 ngày: đối với các trường hợp khác.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Chế độ khi khám thai

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa như sau:

- 10 ngày: nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

- 20 ngày: nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

- 40 ngày: nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

- 50 ngày: nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Chế độ khi sinh con

- Đối với lao động nữ

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

- Đối với lao động nam

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc;

+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

+ 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

- Đối với lao động nữ mang thai hộ

Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại “Chế độ khi sinh con” nêu trên.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ

Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

-Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;

- Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.

 

NGHIÊN CỨU -  TRAO ĐỔI

 


CPTPP - ĐỘNG LỰC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

 

      Ngày 2/11/2018, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được 11 quốc gia thành viên chính thức ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile và sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 quốc gia tham gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Khi có hiệu lực, CPTPP sẽ tạo ra khu vực tự do thương mại chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu với thị trường gần 500 triệu dân.

      Tham gia CPTPP, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi để nâng cao nội lực, tăng cường đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, khẳng định vai trò địa - chính trị quan trọng, thực sự nâng cao vị thế trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn về kinh tế - xã hội, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế…, trong đó có lĩnh vực lao động, công đoàn. Tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức chưa từng có trong lịch sử gần 90 năm xây dựng và phát triển của mình, đó là có thể sẽ phải cạnh tranh với tổ chức khác trong vai trò đại diện cho NLĐ khi các nội dung cam kết về lao động, công đoàn trong CPTPP có hiệu lực. Theo dự báo, 3 dạng thức của tổ chức đại diện NLĐ (bên ngoài tổ chức Công đoàn Việt Nam) có thể sẽ được hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực. Thứ nhất là tổ chức do NLĐ tự nguyện thành lập để tự bảo vệ quyền lợi của mình; thứ hai là tổ chức do chủ sử dụng lao động thành lập hoặc thao túng để chi phối các hoạt động bảo vệ quyền lợi NLĐ; và thứ ba, nguy hiểm nhất là tổ chức do các phần tử phản động thành lập hoặc hậu thuẫn thành lập, núp bóng danh nghĩa đại diện NLĐ để thực hiện các âm mưu, hoạt động chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

      Thách thức này không chỉ đặt ra riêng với tổ chức Công đoàn Việt Nam, xét về sâu xa đây cũng là những thách thức đặt ra với cả hệ thống chính trị Việt Nam. Bởi, nhiều tổ chức đại diện NLĐ hình thành với điều lệ, phương thức hoạt động khác nhau không chỉ làm phân hóa đội ngũ công nhân lao động, gây khó khăn cho việc tập hợp, đoàn kết, xây dựng, phát huy vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn có nguy cơ tác động đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để vượt qua thách thức to lớn này, tổ chức Công đoàn đã xác định phải tự làm mới mình, đặt trọng tâm các hoạt động vào chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ để họ thấy được những lợi ích thiết thực, cụ thể, tự nguyện và mong muốn gia nhập Công đoàn mà không đi theo tiếng gọi của các tổ chức đại diện khác. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện để Công đoàn vừa thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội, vừa làm tốt hơn nữa vai trò của một tổ chức đại diện NLĐ, thực sự là “tổ ấm”, là “chỗ dựa tin cậy” của đoàn viên và NLĐ cả nước; thiết lập cơ chế, quy định, kịch bản ứng phó thật sự thông minh, hiệu quả vừa thực thi đầy đủ các cam kết, vừa bảo đảm giải quyết các vấn đề trước mắt và các vấn đề mang tính chiến lược lâu dài có thể nảy sinh khi các cam kết trong CPTPP có hiệu lực.

                Trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, không có cơ hội phát triển nào không đi liền với những khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ để tối đa hóa lợi ích quốc gia, dân tộc. Với tổ chức Công đoàn Việt Nam, cùng với khó khăn, thách thức mang lại, CPTPP cũng là cơ hội, động lực quan trọng để đổi mới toàn diện tổ chức, phương thức hoạt động và phát triển mạnh mẽ. 

 

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

 

      Sáng 31/10/2018, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Diễn đàn khoa học “Việc làm, tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Đến dự có đông đảo các nhà khoa học, các cơ quan báo chí, truyền thông. Tại Diễn đàn, PGS, TS. Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn đã thuyết trình tham luận “Dự báo tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thị trường lao động Việt Nam”, thu hút sự quan tâm đáng kể của những người tham dự. CĐN Nông nghiệp và PTNT xin trích đăng tham luận nói trên và một số ý kiến nhận xét, phản biện của các nhà khoa học về bài tham luận.

      1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) và sự thay đổi việc làm trong các lĩnh vực

      CMCN 4.0 được biết tới là các hệ thống thực và ảo bổ sung cho nhau. Sản phẩm tiêu dùng sẽ mang tính cá nhân hóa cao. Mô hình sản xuất và lưu thông sản phẩm, liên kết giữa hệ thống thực và ảo, tạo ra sự thay đổi việc làm trong các lĩnh vực và từ đó tác động tới cung cầu của thị trường lao động. Nhờ sự kết nối, việc làm với những lao động có trình độ cao không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, NLĐ có thể kí hợp đồng làm tại nhà hoặc có thể làm việc cho người chủ ở các quốc gia khác. Mối quan hệ giữa NLĐ và người sử dụng lao động sẽ là phi chính thức hóa. CMCN 4.0 làm thay đổi việc làm trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực.

      Việc phát triển ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giải trí, viễn thông, rô bốt có thể làm những việc giống như con người. Ô tô không người lái sẽ phát triển. Trí tuệ nhân tạo có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị chỉ trong vòng vài giây. Mọi môn học đều có thể ứng dụng công nghệ ảo. Công nghệ IoT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo (sensor) có thể giúp bón phân đúng thời điểm, cách bón khoa học vào chỗ thích hợp, với lượng cần thiết. Nông dân công nghệ thấp sẽ dần mất đi việc làm và nguồn tiêu thụ vào tay nông dân công nghệ cao. Dệt may, da giày, điện tử là những ngành sẽ đối mặt với nguy cơ mất việc làm vào tay robot. Khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa của ngành.

      2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam trước tác động của CMCN 4.0

      Những điểm sáng nổi bật của thị trường lao động Việt Nam thời gian qua bao gồm việc chuyển dịch theo hướng tốt hơn, số người làm công ăn lương, có quan hệ lao động tăng dần. Hiện số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn khoảng 40% lao động xã hội, cơ bản đạt mục tiêu đề ra giảm lao động nông nghiệp xuống dưới 40% trong giai đoạn 2015-2020. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 76%. Tỉ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản là 57,1%. Năng suất lao động theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.853 USD/lao động). 

      Năm 2017, cả nước đã tạo việc làm cho gần 1,6 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam cũng ở mức thấp so với khu vực, trong đó tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm xuống chỉ còn 3,19%. Chất lượng việc làm, thu nhập của NLĐ đều đặn được tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ cũng đã thu hẹp. Số lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng tiếp tục tăng. Theo dự báo, từ nay đến năm 2025, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1,28%/năm. Lực lượng lao động xã hội sẽ tăng từ gần 55 triệu người năm 2017 lên 62 triệu người vào năm 2025. 

      Tuy vậy, hiện có khoảng hơn 200.000 người có trình độ từ đại học trở lên và khoảng 80.000 người có trình độ cao đẳng, đang trong tình trạng tìm kiếm việc làm, hoặc không có việc làm. Tình trạng doanh nghiệp tìm cách sa thải lao động từ 35, 40 tuổi vì nhiều lý do đã xuất hiện thời gian qua và có xu hướng chưa chấm dứt.

      CMCN 4.0 tạo ra nguy cơ mất lao động hàng loạt, song sẽ mang tới nhiều ngành nghề mới, cơ hội mới. Việt Nam cũng có thể sẽ phải chịu sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. 46 triệu lao động Việt Nam chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi robot,… 

      CMCN 4.0 sẽ đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt là thị trường lao động phải có sự thay đổi căn bản về cơ cấu lao động, cơ cấu các nguồn lực để hỗ trợ thị trường, cơ cấu về trình độ lao động. NLĐ phải có sự thích ứng cao hơn để đáp ứng những công việc mới và tránh bị đào thải. CMCN 4.0 cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực đào tạo và đào tạo lại; chúng ta buộc phải thay đổi phương thức đào tạo truyền thống, để sang phương thức đào tạo linh hoạt, hiệu quả, chú trọng đào tạo các kỹ năng, chú trọng đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và đáp ứng yêu cầu của văn hóa học tập suốt đời.

      3. Tác động của CMCN 4.0 đến thị trường lao động Việt Nam

      Thị trường lao động Việt Nam hiện nay, vẫn chủ yếu và phổ biến là cung và cầu lao động kỹ năng thấp.

      Cung lao động Việt Nam chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp, giá rẻ. Hiện nay mới chỉ có 20,01% được đào tạo cơ bản. Còn lại gần 80% không được đào tạo. Trong số 20,01% (số liệu của Tổng cục Dạy nghề), cơ cấu đào tạo cũng không hợp lý, “thầy nhiều thợ ít”, lực lượng công nhân kĩ thuật bậc cao rất khan hiếm. Bậc trên đại học (thạc sỹ và tiến sỹ), cử nhân, kỹ sư nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường lao động. Thể lực của người lao động Việt Nam chưa tốt. Nguồn cung hiện nay đang có biểu hiện dư thừa nguồn lao động cộng với cơ cấu đào tạo không hợp lý dẫn đến thất nghiệp.

      Cầu lao động Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào số lượng doanh nghiệp được thành lập, chủ yếu là lao động giá rẻ, vì vậy số doanh nghiệp được thành lập ra cũng nhắm vào sử dụng lao động giá rẻ, ít doanh nghiệp xuất hiện cầu sử dụng nhiều lao động kỹ thuật bậc cao. Khả năng tăng thêm sức cầu của lao động tùy thuộc vào thị trường lao động. Sức tăng trưởng của nền kinh tế 7% được xem là lớn nhưng chưa tiêu thụ hết lực lượng lao động hiện có.

      Tiền lương vẫn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu, nên chế độ đãi ngộ chưa đủ khuyến khích lao động trình độ cao đầu quân cho những ngành mũi nhọn phát triển. Các thiết chế của thị trường lao động về giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu và giữa người sử dụng lao động và NLĐ đã xuất hiện ở các ngành, các tỉnh nhưng vẫn nhằm vào lợi nhuận là chính, chưa có vai trò kết nối cung cầu khách quan, vô tư, nên thị trường lao động vẫn dậm chân tại chỗ.

      CMCN 4.0 sẽ làm mất đi một bộ phận việc làm và tạo ra các loại việc làm mới. Các việc làm kỹ năng thấp, giản đơn, lặp đi lặp lại sẽ dễ bị máy móc, robot thay thế. Ngay cả các loại việc làm có kỹ năng trung bình cũng có thể bị trí tuệ nhân tạo thay thế. Các việc làm mới tạo ra trong CMCN 4.0 đòi hỏi nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng mềm. Theo Báo cáo về tương lai việc làm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016, 10 kỹ năng mềm quan trọng nhất vào năm 2020 bao gồm: Xử lý vấn đề phức hợp (complex problem solving), Tư duy phản biện (critical thinking), Sáng tạo (creativity), Quản lý con người (people management), Phối hợp với người khác (coordinating with others), Trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence), Phán đoán và ra quyết định (judgement and decicion-making), Định hướng dịch vụ (service orientation), Thương lượng (negotiation), Linh hoạt nhận thức (coginitive flexibility). Lực lượng lao động Việt Nam rất yếu về các kỹ năng mềm. Đây là thách thức đối với cả cung và cầu trên thị trường lao động trong tương lai gần. Để phát triển thị trường lao động, CMCN 4.0 đòi hỏi nguồn lao động sáng tạo, lao động tri thức, tức lao động được đào tạo cơ bản, chuyên nghiệp.

      4. Gợi ý chính sách đối với thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0

      4.1. Định hướng

      Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm là nền tảng công nghệ và trình độ của nguồn nhân lực còn hạn chế, thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nhưng sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài; sức ép về vấn đề giải quyết việc làm vẫn rất lớn và còn tăng lên. Những ngành mũi nhọn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong một số ngành/lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số.

      Do vậy, trước mắt thị trường lao động Việt Nam tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa với hệ thống; khung khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động phải từng bước được hoàn thiện; các kết quả của thị trường lao động phải được cải thiện căn bản.

      4.2. Một số giải pháp

      Thứ nhất, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bản chất, nội dung và yêu cầu của CMCN 4.0, tác động của nó đến nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng. Đây là yêu cầu tiên quyết để các ngành, các cấp, NLĐ, NSDLĐ cùng chung sức vượt qua những thách thức, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

      Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động - việc làm theo hướng vừa tích cực có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì và tiếp tục phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, hỗ trợ NLĐ trong đào tạo và tái đào tạo để thích ứng với bối cảnh mới.

      Thứ ba, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp, tạo bước chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp thích ứng với CMCN 4.0, trong đó chú trọng theo hướng: Trang bị tay nghề, giáo dục thái độ lao động mới để NLĐ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu việc làm cả hiện tại và sau này.

Thứ tư, cần hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, đặc biệt là dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, các ngành nghề phổ biến trong bối cảnh CMCN 4.0. Có cơ chế thúc đẩy sự kết nối giữa cung và cầu lao động, bảo đảm cầu lao động định hướng cho cung một cách hiệu quả.

 

                CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM SẼ LÀ TỔ CHỨC CHĂM LO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NHIỀU NHẤT

 

                Khi Việt Nam tham gia các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, công nhân sẽ có quyền được tham gia các tổ chức mà họ mong muốn. Trong đó, tổ chức công đoàn sẽ là tổ chức lớn nhất, mạnh nhất, quan tâm chăm lo cho người lao động nhiều nhất.

                Sau 7 phiên Hội thảo chuyên đề diễn ra đồng thời sáng 2.5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 bước vào phiên Toàn thể trong buổi chiều (2.5).

                Tại diễn đàn, người đứng đầu Chính phủ, đại diện các bộ, ban ngành đã trả lời các câu hỏi của các doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển doanh nghiệp tư nhân.

                Một câu hỏi được đặt ra trong diễn đàn cho đại diện Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam là “Nền kinh tế Việt Nam đang ở độ mở lớn và hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là khi chúng ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Lao động, trong đó có vấn đề việc làm đang có những thách thức không hề nhỏ, đặc biệt là với CTCPP. Vậy trong thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam sẽ có chính sách, chương trình hành động gì để bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân nói riêng?”

                Ông Bùi Văn Cường - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, người lao động Việt Nam nói chung và người lao động ở khu vực kinh tế tư nhân nói riêng là lực lượng quan trọng để sản xuất của cải vật chất cho xã hội.

                Trước yêu cầu của thời kỳ mới nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc tham gia các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với người lao động.

                Chủ tịch Bùi Văn Cường đã nêu ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong thời kỳ mới.

                Đầu tiên là tuyên truyền, phổ biến để người lao động nâng cao nhận thức, ý thức để thấy rõ cơ hội, thách thức để tự chuẩn bị hành trang cho mình để thích ứng với cuộc CMCN 4.0 cũng như thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những tiêu chuẩn mới, yêu cầu mới về lao động.

                Thứ hai, tập trung thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức công đoàn là đại diện chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động theo điều 10 của hiến pháp đã quy định cũng như các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Trong đó, tập trung tham gia đề xuất xây dựng chính sách và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động.

                Tổng Liên đoàn cũng thực hiện việc ký kết các thỏa ước thương lượng tập thể, tham gia đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Đặc biệt tập trung vào chăm lo quyền, lợi ích cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

                Thứ ba là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, trong đó, tập trung xây dựng tổ chức công đoàn Việt Nam thật sự vững mạnh mạnh. “Tới đây khi chúng ta thực hiện CTCPP, người lao động có quyền lập tổ chức của mình. Tổ chức đó có thể thuộc hệ thống công đoàn Việt Nam hoặc không thuộc tổ chức công đoàn Việt Nam. Tổ chức công đoàn sẽ là tổ chức lớn nhất, mạnh nhất và quan tâm, chăm lo nhiều nhất cho người lao động Việt Nam", ông Bùi Văn Cường nói.

                Đồng thời, tổ chức công đoàn sẽ tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, ổn định trong doanh nghiệp, tổ chức tốt các phong trào thi đua để góp phần tăng năng suất lao động.

                Thứ tư, xây dựng chương trình công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, về việc làm, đời sống công nhân lao động. Trên cơ sở đó, công đoàn cũng với người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ hài hoà, ổn định, cùng tiến bộ.

                Thứ năm, là tập trung xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, công nhân Việt Nam có tinh thần yêu nước, tác phong công nghiệp, từng bước làm chủ khoa học công nghệ để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.

                “Trong triển khai thực hiện đại hội 12 của Đảng cũng như nghị quyết đại hội 12 Công đoàn Việt Nam, chúng tôi có nhiều chương trình thực hiện. Mục tiêu lớn nhất, quan trọng nhất là công đoàn Việt Nam phát huy tốt vai trò 90 năm đồng hành cùng đất nước để tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Chủ tịch Tổng Liên đoàn nói.

                                      Theo Báo lao động

 

KẾT QUẢ THAM GIA DỰ THẢO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA CNVCLĐ TOÀN NGÀNH

                Thực hiện Kế hoạch và Hướng dẫn của Công đoàn cấp trên , từ 09/5 – 20/5/2019 CĐN NN&PTNT đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, lấy ý kiến đóng góp của đông đảo CNVCLĐ toàn ngành về Dự thảo bộ luật Lao động sửa đổi. Sau đây là một số nội dung đã triển khai thực hiện:

I. Kết quả công tác thông tin, phổ biến nội dung dự luật đến NLĐ

- Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã ban hành văn bản số 194/CĐN ngày 09/5/2019 về việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Đồng thời yêu cầu các đơn vị thông tin rộng rãi đến cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ về nội dung Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi); triển khai lấy ý kiến cán bộ, đoàn viên công đoàn và CNVCLĐ thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp. Yêu cầu CĐCS tổng hợp gửi về Văn phòng Công đoàn ngành.

- Các CĐCS đã phối hợp chính quyền, chuyên môn đồng cấp tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ CNVCLĐ, một số CĐCS do điều kiện khách quan không tổ chức Hội nghị đã gửi văn bản tới các tổ công đoàn trực thuộc để tuyên truyền lấy ý kiến và tổng hợp.

                II. Kết quả lấy ý kiến

1. Tổng số Hội nghị, Hội thảo đã tổ chức trong toàn ngành: 32

2. Tổng số người tham gia: 2.835

3. Tổng hợp ý kiến tham gia vào các nhóm nội dung:

 

STT

Nhóm nội dung

Tổng số ý kiến

1

Hợp đồng lao động và mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

32

2

Mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm tối đa

45

3

Về tiền lương

 

4

Về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu

143

5

Thương lượng tập thể

21

6

Giải quyết tranh chấp lao động và đình công

15

7

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

66

8

Những quy định riêng đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.

5

9

Về thời gian nghỉ Tết Âm lịch và bổ sung 01 ngày nghỉ lễ (ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7)

57

Tổng số ý kiến

384

                III Các ý kiến tham gia cụ thể

                1. Về mở rộng khung thoả thuận giờ làm thêm tối đa

                Đa số ý kiến cho rằng việc mở rộng khung giờ làm thêm để bù đắp sự thiếu hụt lao động đột xuất cho NSDLĐ tạo ra sự linh hoạt, tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động, tăng thêm thu nhập cho người lao động là cần thiết, đúng với xu thế và nhu cầu của lao động hiện nay. Tuy nhiên việc xem xét tăng thời giờ làm thêm phải được đặt trong những mối quan hệ khác như việc làm, thất nghiệp, sức khoẻ, hoàn cảnh cá nhân, an toàn lao động, các vấn đề xã hội, công bằng trong công việc… và cả với xu hướng mới của thế giới hiện nay là tăng nghỉ ngời, giảm giờ làm). Việc tăng giờ làm thêm cần phải được tính toán trong mối tương quan giữa thời giờ làm việc chính thức để đảm bảo tái tạo sức lao động.

                350/1066 người tham gia ý kiến cho rằng cần có các quy định cụ thể, đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, đặc thù (Lái xe, Hầm mỏ, Lò hơi,…) 

                Đa số ý kiến nhất trí cho rằng không nên bỏ mức trần quy định số giờ làm thêm trong tháng đối với người lao động, chỉ xem xét nới rộng giờ làm thêm tối đa trong tháng để tránh việc NSDLĐ vắt kiệt sức NLĐ khi huy động làm thêm quá nhiều thời gian trên tháng trong trường hợp bỏ mức trần thời gian làm thêm trong tháng.

                2. Về tuổi nghỉ hưu, quy định riêng về nữ và bình đẳng giới

                Trong hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu dự thảo đưa ra đa số ủng hộ phương án “Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thưởng là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi” .

                Tuy nhiên có khoảng 35% NLĐ được khảo sát và xin ý kiến không nhất trí việc tăng tuổi nghỉ hưu, đề nghị vẫn giữ nguyên như hiện nay với lý do “Do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như Sơn La những người trên 55 tuổi (cả nam và nữ) khi đó đã xuống sức khoẻ rất nhiều, khó đáp ứng yêu cầu công việc; những giáo viên (đặc biệt giáo viên mầm non) 55 tuổi trở lên sẽ khó khăn trong công tác chuyên môn và thu hút học sinh mầm non”.

                3. Về tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp

                  Để đảm bảo có hiệu quả của tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp ngoài hệ thống của Công đoàn Việt Nam hiện nay rõ ràng để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng thì tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp (nếu có) cũng không thể nằm ngoài phạm vi lãnh đạo của đảng. Điều 171, 172, 173, 174 trong dự thảo lần này  chưa thê rhieenj rõ sự khác nhau giữa tổ chức CĐCS với tổ chức đại diện NLĐ nằm ngoài hệ thống của tổ chức công đoàn Việt Nam, đặc biệt là trình tự thành lập và chức năng nhiệm vụ. Việc gom chung CĐCS và tổ chức đại diện NLĐ nằm ngoài hệ thống của CĐVN như dự thảo trên đây đã không đảm bảo được việc xác định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, tham gia quản lý nhà nước; quản lý KTXH; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, , nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 10, HP 2013).

                Vì lẽ trên, các ý kiến đề nghị đổi tên Chương XIII thành “ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG”. Chi ra thành các mục:            Mục 1. Công đoàn cơ sở

                Mục 2. Tổ chức đại diện NLĐ. Trong đó quy định rõ trình tự thủ tục, chức năng nhiệm vụ, gia nhập hoặc không gia nhập Công đoàn Việt Nam…

                4. Về trợ cấp thôi việc, mất việc làm

                Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động đã bị nhập nhằng vì khái niệm bất khả kháng, dự thảo lần này cũng chưa làm rõ, và lại được đẩy sang “Chờ Chính phủ hướng dẫn” thì biết bao giờ quyền lợi NLĐ ,mất việc, thôi việc mới được rạch ròi?. Quy định: người lao động tự ý bỏ việc 3 ngày cộng dồn trong tháng không có lý do chính đáng sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quá khắt khe; như thế nào là “lý do chính đáng” cũng chưa được xác định. Quy định như vậy dễ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng để sa thải hàng loạt người lao động. Quy định thưởng cuối năm trong Dự thảo cũng làm phức tạp thêm tình hình ngoài thực tiễn, trước đây, thưởng là bắt buộc mà nhiều doanh nghiệp còn né tránh, nay lại gán thêm doanh nghiệp chỉ thưởng “tùy theo điều kiện” của doanh nghiệp thì không còn cơ hội để “thưởng”.

                III. Tình hình tư tưởng của cán bộ, đoàn viên công đoàn và CNLĐ

Các CĐCS đã tranh thủ kịp thời sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, phối hợp tốt với chuyên môn đồng cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyề, quán triệt các Chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nên tình hình tư tưởng của cán bộ CNVCLĐ toàn ngành ổn định, đoàn kết, yên tâm công tác.

Quan hệ lao động hài hòa, ổn định, không có vấn đề bức xúc xảy ra tại cơ quan đơn vị, doanh nghiệp.

Còn một bộ phận nhỏ đoàn viên  tỏ ra không đồng tình, còn băn khoăn, chưa thống nhất với mức tăng tuổi nghỉ hưu đối với nữ, với công nhân lao động trực tiếp và một số công việc khác              

                        Văn phòng CĐN NN&PTNT Sơn La  


 

VĂN BẢN MỚI

 

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA

CÔNG ĐOÀN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

Số: 210/HD-CĐN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Sơn La, ngày 03 tháng 6 năm 2019

 

HƯỚNG DẪN

Tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2019

 

                Thực hiện Công văn số 444/LĐLĐ ngày 22/5/2019 của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La về việc Hưởng ứng tham gia cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2019.

                Thực hiện Chương trình công tác quý III năm 2019 của Ban chấp hành Công đoàn ngành NN&PTNT Sơn La.

                Ban Thường vụ Công đoàn ngành hướng dẫn các đơn vị tổ chức phát động và vận động người lao động tham gia cuộc thi. Cụ thể như sau:

                1. Mục đích, ý nghĩa

                - Người lao động tham gia cuộc thi để nâng cao nhận thức pháp luật của bản thân, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân.

                - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ, xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

                2. Yêu cầu

                - 100% Công đoàn cơ sở trong ngành tổ chức phát động cuộc thi đến người lao động.

                - Phấn đấu có ít nhất 1.000 lượt NLĐ tham gia cuộc thi.

                3. Nội dung, cách thức tham gia

                3.1. Người lao động truy cập cổng thông tin điện tử http://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/cuocthi/pages/home.aspx  hoặc trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La: http://sotuphap.sonla.gov.vn để tìm hiểu về thể lệ và ghi danh tham gia cuộc thi bằng hình thức trắc nghiệm về các quy định của pháp luật ở tất cả các lĩnh vực theo bộ câu hỏi gồm 10 câu được thiết kế sẵn với các cấp độ khác nhau.

                3.2. Thời gian tổ chức cuộc thi: từ tháng 5 đến hết tháng 9/2019, chia thành 3 đợt, mỗi đợt ban tổ chức sẽ có các giải thưởng dành cho cá nhân bao gồm 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba.

                3.3. Tuỳ điều kiện của các đơn vị có thể tổ chức phát động và tham gia cuộc thi tập trung tại văn phòng, trụ sở công ty, có thể phát động theo các bộ phận, tổ công đoàn, Ban chấp hành CĐCS tổ chức thống kê số lượng người tham gia của đơn vị để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, các vấn đề cần tư vấn các đơn vị, cá nhân liên hệ đến các số điện thoại dưới đây:

                - Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp): 02123.853.271 hoặc 02123.856.627.

                - Ban Tuyên giáo – Nữ công (LĐLĐ tỉnh): 02123.789.974

                - Văn phòng Công đoàn ngành NN&PTNT: 02123.853.853

                Trên đây là hướng dẫn tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2019 của Công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La. Đề nghị các đơn vị quan tâm thực hiện. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về văn phòng Công đoàn ngành qua hộp thư điện tử congdoannganhnongnghiepsonla@gmail.com  chậm nhất ngày 05/10/2019.

 

Nơi nhận:                                                                     

- Ban Tuyên giáo-Nữ công LĐLĐ tỉnh (B/c);

- Hội đồng PBGDPL, SNN&PTNT (B/c)

- CĐCS trực thuộc (T/h);

- Lưu: CĐN.                                                                                      

T.M BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Bùi Thế Anh

 

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA

CÔNG ĐOÀN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

                                      

Số: 209/HD-CĐN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                

Sơn La,  ngày 27 tháng 5 năm 2019

HƯỚNG DẪN

Tham gia Cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động”

trên mạng xã hội Facebook Công đoàn tỉnh Sơn La

                 Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-LĐLĐ ngày 22/5/2019 của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La về việc Tổ chức cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động” trên mạng xã hội Facebook;

Đây là một hoạt động thiết thực, thoả mãn nhu cầu của số đông cán bộ công đoàn và người lao động thông qua tương tác mạng xã hội. Ban Thường vụ Công đoàn ngành hướng dẫn các cấp công đoàn phát động đến đoàn viên, lao động tham gia Cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động” trên mạng xã hội Facebook của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La như sau: 

                1. Chủ đề cuộc thi và đối tượng dự thi

                - Chủ đề: “Nét đẹp công đoàn và người lao động”.

                 Sản phẩm dự thi là những bức ảnh ghi lại những khoảng khắc đẹp của cán bộ công đoàn trong các hoạt động công đoàn; đoàn viên công đoàn, người lao động trong các hoạt động lao động, sản xuất.

                - Đối tượng dự thi: Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Sơn La, trực thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT Sơn La.

                2. Thời gian

- Nhận tác phẩm dự thi: Từ 27/5/2019 đến 15/7/2019.

- Tổng kết và trao giải: Dự kiến Trung tuần tháng 7

                3. Hình thức và Quy trình tham dự

                - Bước 1: Người dự thi chụp hình,  gửi sản phẩm dự thi và thông tin cá nhân của mình về địa chỉ email: bantincdsl@gmail.com. Thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMTND (hoặc căn cước công dân hoặc số thẻ đoàn viên công đoàn), đơn vị công tác, tài khoản Facebook, email, địa chỉ liên hệ, số điện thoại. Đại diện Công đoàn cơ sở có thể tập hợp, lựa chọn, đại diện cho các tác giả gửi tác phẩm dự thi. 

                - Bước 2: Ban Tổ chức cuộc thi gửi email xác nhận sản phẩm dự thi.

- Bước 3: Ban Tổ chức lựa chọn những tác phẩm có chất lượng, đủ điều kiện để đăng tải trên trang Facebook Công đoàn Sơn La. Đồng thời gửi email cho người dự thi thông báo thời gian đăng tải, thời hạn tương tác (thích, chia sẻ, bình luận) kèm theo đường link sản phẩm dự thi.

                - Bước 4: Sau khi có kết quả, Ban Tổ chức gửi email cho người dự thi thông báo kết quả cuộc thi và mời nhận giải thưởng (nếu có).

                3. Quy định

                - Ảnh dự thi phải là ảnh chưa đạt giải của bất kỳ cuộc thi ảnh nào tại Việt Nam hay quốc tế, tác giả phải tự chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền tác phẩm. Mỗi tác giả không giới hạn số lượng tác phẩm gửi dự thi.

                - Ảnh được chụp bằng máy ảnh hay điện thoại thông minh. File ảnh có định dạng JPG với độ phân giải ít nhất 800x600 px. Tác giả chỉ được dùng các phần mềm chuyên dụng chỉnh sửa độ sáng - tối, độ tương phản, kích thước ảnh nhưng không được viền khung, ghép ảnh, xóa, thêm chi tiết.

                - Ảnh dự thi phải có chú thích đầy đủ, chân thật thông tin (chụp ở đâu, nhân vật trong ảnh là ai, đang tham gia hoạt động gì…) tối đa 100 chữ. Ngoài ra, người dự thi có thể viết một bài viết ngắn từ 200 – 400 chữ về tác phẩm đã chụp, kể lại những cảm xúc, kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình chụp tác phẩm.

                - Ban Tổ chức có quyền sử dụng các tác phẩm dự thi vào công tác tuyên truyền phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn tỉnh Sơn La. Tác giả được hưởng chế độ nhuận bút theo quy định hiện hành.

                4. Giải thưởng

                - Ban Giám khảo tổ chức chấm điểm, lựa chọn tác phẩm có chất lượng, ý nghĩa, hiệu quả tuyên truyền cao và  căn cứ vào số lượt tương tác (thích, chia sẻ, bình luận) để trao giải.  Bao gồm: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba và các giải Khuyến khích.

Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ xem xét khen thưởng, tặng bằng khen của BCH Liên đoàn Lao động tỉnh cho các đơn vị có nhiều tác phẩm tham gia cuộc thi.

5. Tham dự cuộc thi cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Các tác phẩm đạt giải Nhất, Nhì, Ba được Ban Tổ chức lựa chọn gửi tham dự cuộc thi cấp Tổng Liên đoàn. Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 9/2019.

                6. Một số lưu ý khi triển khai thực hiện

- Ban chấp hành CĐCS tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ cơ quan, đơn vị tích cực hưởng ứng, tham gia cuộc thi ảnh “Nét đẹp công đoàn và người lao động”.

- Vận động đoàn viên, lao động thông qua mạng Facebook công đoàn Sơn La tương tác bằng cách ấn phím Like hoặc chia sẻ các tác phẩm của ngành NN&PTNT tham gia dự thi được đăng tải trên trang facebook của Công đoàn Sơn La (https://www.facebook.com/bantincdsl/) và trang facebook của cuộc thi (https://www.facebook.com/netdepcongdoannguoilaodong/)  nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông và tính lan tỏa của cuộc thi.

Đề nghị các CĐCS trực thuộc triển khai vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động  tích cực hưởng ứng tham gia cuộc thi; phấn đấu mỗi CĐCS phải có ít nhất 01 tác phẩm tham gia cuộc thi này. Mọi vướng mắc phát sinh các đơn vị liên lạc với văn phòng Công đoàn ngành NN&PTNT để được hướng dẫn chi tiết. ĐT: 02123.853853.

 

TIN  HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG NGÀNH

 


 

Các hoạt động chuẩn bị Hội thao CNVCLĐ lần thứ V năm 2019

 

Hội thao CNVCLĐ toàn ngành lần thứ V năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 20/5/2019 trong tuần lễ công nhân và ngày công nhân 21/5 nằm trong tháng công nhân 2019 là một trong những hoạt động chính, trọng tâm của công đoàn ngành trong năm 2019. Ngày từ đầu tháng 3/2019 các hoạt động chuẩn bị cho Hội thao đã được diễn ra tại các cơ sở trong toàn ngành với rất nhiều đoàn viên tham gia tập luyện và tổ chức giao lưu, cọ sát giữa các đơn vị nhằm kiểm tra khả năng và năng lực của vận động viên. Sẽ có 05 bộ môn được đưa vào nội dung thi đấu gồm: Bóng đá nam, bóng chuyền hơi, cầu lông, cờ tướng và kéo co. theo dự kiến của Ban tổ chức sẽ có khoảng 500 vận động viên quần chúng tham gia Hội thao và 31 bộ huy chương sẽ được trao tại hội thao lần này. Với sự vào cuộc của tất cả các đơn vị và sự tham gia nhiệt tình, tâm huyết của các vận động viên, hi vọng Hội thao sẽ thành công.

 

CĐCS Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve và Công ty cổ phần Chè Cờ Đỏ tổ chức khám sàng lọc tim mạch và khám đa khoa cho 100 công nhân, lao động nhân dịp tháng công nhân 2019

Thực hiện Kế hoạch của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La về việc tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động nhân dịp “tháng công nhân 2019” trên địa bàn huyện Mộc Châu. Theo phân bổ của Liên đoàn Lao động tỉnh Công đoàn ngành NN&PTNT đã chỉ đoạ CĐCS 02 doanh nghiệp trên địa bàn huyện gồm Công ty CP Chè Cờ Đỏ và Công ty CP Chè Chiềng Ve tiến hành rà soát và  đề xuất danh sách 100 CNLĐ tham gia khám sàng lọc đợt này; đợt khám này sẽ do các Bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Tim mạch Hà Nội, bệnh viện 198 quân đội đảm nhiệm, địa điểm tổ chức khám là Công ty cổ phần du lịch công đoàn Mộc Châu, dự kiến số người tham gia khám đợt này là 300 người, với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa hàng đầu của 2 bệnh viện hàng đầu Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực tim mạch. Việc tổ chức khám sàng lọc tim mạch được Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế tỉnh, bệnh viện tim Hà Nội, bệnh viện quân đội 198 phối hợp thực hiện. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng các hoạt động về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên công đoàn, là dịp để các cấp công đoàn thể hiện sự quan tâm đến đời sống cán bộ, đoàn viên, tiếp tục chuỗi các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập công đoàn Việt Nam 28/7/1929 – 28/7/2019).

 

Một số nét chính trong tổ chức các hoạt động trong “tháng công nhân” và “tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động” năm 2019 ngành NN&PTNT

Thực hiện Kế hoạch số 78/KH-LĐLĐ, ngày 28/2/2019 của Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La về tổ chức tháng công nhân năm 2019;

Thực hiện Hướng dẫn số 26/HD-LĐLĐ ngày 21/02/2019 của Liên đoàn Lao động tỉnh về việc tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019;

Ban Thường vụ Công đoàn ngành NN&PTNT Sơn La báo cáo kết quả triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

1. Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã ban hành Hướng dẫn số 156/HD-CĐN ngày 04/3/2019 về việc tổ chức các hoạt động nhân dịp “tháng công nhân” và “tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ, PCCN” năm 2019.

2. Phối hợp cùng chuyên môn (Ban giám đốc Sở NN&PTNT) ban hành Hướng dẫn số 1120/HD-SNN ngày 05/3/2019 triển khai thực hiện Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 23/01/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc tổ chức tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ năm 2019.

3. Quán triệt, triển khai trực tiếp các nội dung Kế hoạch số 78/KH-LĐLĐ tại Hội nghị Ban chấp hành CĐN mở rộng (tháng 2/2019) với thành phần là Chủ tịch CĐCS, Giám đốc một số doanh nghiệp lớn của ngành.

II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC

1. Các đơn vị đăng ký các hoạt động  hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi CĐCS một lợi ích đoàn viên” trong tháng công nhân 2019; tổ chức các hoạt động nhân dịp tháng công nhân và tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ, PCCN năm 2019.  

2. 100% CĐCS, CĐCS thành viên, Công đoàn bộ phận đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức “tháng công nhân” năm 2019.

3. Tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy... Tổng số có 16 băng rôn được treo tại nơi làm việc, 04 băng rôn treo tại nhà máy chể biến (03 nhà máy chế biến chè, 01 xưởng sản xuất ngô giống)

4. Tăng cường phối hợp giữa công đoàn với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp và giữa công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động (NSDLĐ) triển khai các hoạt động cụ thể tại doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện lao động; tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát các nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ, kỹ năng đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tổ chức tháng công nhân

Chủ đề: “Mỗi công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên”

a. Nhóm các hoạt động nhằm phát huy vai trò của CNLĐ trong XD và BV tổ quốc.

- Chủ đề của “tháng công nhân 2019” được phát động đến 100% các CĐCS trong toàn ngành, được triển khai ngay sau khi có chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh tại Kế hoạch số 78/KH-LĐLĐ. Tổng số doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện là 16, số CĐCS đã triển khai các hoạt động có lợi cho đoàn viên công đoàn là 9/16, các đơn vị còn lại hiện đang khó khăn nên chưa có điều kiện tổ chức các hoạt động. (Có tổng hợp kèm theo).

- Phát động và duy trì phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, tăng cường ứng dụng KHKT tiên tiến vào các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thực hiện các giải pháp phòng chống dịch hại, thiên tai, đặc biệt là đợt cao điểm nắng nóng vừa qua, một số mô hình tưới tiêu hiệu quả cho vườn chè đã được ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu thiệt hại do nắng nóng kéo dài đối với cây Chè, Cây Ngô giống…

- Thường trực CĐN tham dự đối thoại trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ tại Công ty TNHH Ligaden Việt Nam và Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp Phù Yên, tổng hợp và ghi nhận 06 ý kiến đề xuất của NLĐ đối với NSDLĐ, cơ quan QLNN địa phương, đang đề nghị các cơ quan QLNN nghiên cứu giải quyết đề nghị của NLĐ Công ty TNHHNNMTV Lâm Nghiệp Phù Yên về số kinh phí bảo vệ 4.100Ha rừng không thuộc lưu vực Sông Đà, trên địa bàn Công ty đang quản lý và bảo vệ.

- Động viên kịp thời CNLĐ tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm nông sản hàng hoá trên thị trường, nâng cao thu nhập cho NLĐ.

+ 02 đơn vị cử đội tuyển tham dự Hội thi Hái chè được tổ chức trong 2 ngày 18-19/5/2019 trên cao nguyên Mộc Châu; kết quả đội tuyển Công ty CP Chè Cờ Đỏ đạt giải nhất tại hội thi. 

+ Động viên kịp thời và cử cán bộ, đoàn viên tham dự tuần lễ nông sản an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội (Từ 18-25/5/2019) mang lại những lợi ích to lớn, góp phần nâng cao vị thế và khẳng định cam kết của lãnh đạo tỉnh Sơn La đối với các mặt hàng nông sản an toàn Sơn La. Thông qua tuần lễ đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung cấp hàng hoá lớn điển hình là việc cam kết nhập 1.000 tấn xoài Sơn La của chuỗi các siêu thị BigC trên cả nước.

- Phát hiện và tổ chức tốt các hoạt động khuyến khích ứng dụng KHKT vào sản xuất và công tác, hiện đang có 11 sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở được triển khai trong toàn ngành và bước đầu phát huy hiệu quả.

- Gửi 11 thư mời tham gia tổ chức công đoàn cho 11 doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Tổ chức làm việc, khảo sát nhu cầu và vận động gia nhập công đoàn tại 02 doanh nghiệp, hiện chưa có kết quả.

b. Nhóm các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ

- CĐCS khối doanh nghiệp đã tích cực, chủ động phối hợp với NSDLĐ để có những hoạt động cụ thể, thiết thực trong tháng công nhân 2019. Cụ thể:

+ Tổ chức thăm quan, du lịch dành cho NLĐ có nhiều đóng góp cho công ty trong năm 2018: Công ty TNHHNNMTV Lâm nghiệp Phù Yên: 01 đoàn (32 người), Công ty Cổ phần Chè Chiềng Ve: 01 đoàn (30 người), Công ty TNHH Nông nghiệp Tô Hiệu: 01 đoàn (21 người).

+ Thăm hỏi, động viên NLĐ ốm đau, khó khăn: 120 lượt, kinh phí thăm hỏi ước đạt 30.000.000 đồng.

+ Thương lượng, tăng khẩu phần bồi dưỡng thêm cho bộ phận trực lò hơi tại nhà máy chế biến đường, Công ty Cổ phần Mía Đường Sơn La: 10.000đ/xuất

+ Thương lượng trích thêm phụ cấp 1% đối với lao động thời vụ tại Công ty TNHH Ligaden Việt Nam…

+ Trao tiền hỗ trợ xây dựng và sửa chữa “Mái ấm công đoàn 2019” cho 02 đoàn viên tổng số tiền hỗ trợ 50.000.000 đ từ quỹ xã hội LĐLĐ tỉnh.

- Công đoàn ngành phối hợp với Sở NN&PTNT Sơn La tổ chức Hội thao truyền thống toàn ngành lần thứ V năm 2019 (24,25,26/5/2019) với 05 nội dung thi đấu, 350 vận động viên tham dự, trao 32 bộ huy chương các loại.

- Rà soát 9/11 bản thoả ước lao động tập thể hiện có, thương lượng, bổ sung các điều khoản có lợi hơn cho NLĐ tại Công ty cổ phần Mía Đường, Công ty TNHH Liga den Việt Nam, Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung.

- Các CĐCS đã phối hợp với các bệnh viện lớn tổ chức khám, tư vấn sức khoẻ, phát thuốc miễn phí cho hơn 400 lượt CNLĐ. Tổ chức cho 100 CNLĐ được tham gia khám sàng lọc tim mạch và cấp phát thuốc miễn phí theo Chương trình do LĐLĐ tỉnh tổ chức.

- Tổ chức giao lưu văn nghệ, TDTT khối Kiểm lâm nhân dịp tháng công nhân và kỷ niệm 45 năm thành lập lực lượng kiểm lâm Sơn La (21/5/1974 – 21/5/2019). 

2. Kết quả triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ, PCCN năm 2019”

Chủ đề năm 2019 “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.

- Quán triệt chủ đề trên Ban Thường vụ Công đoàn ngành đã tổ chức hướng dẫn CĐCS trực thuộc từng nội dung, quy trình, các bước tiến hành các hoạt động hưởng ứng của đơn vị. tăng cường tự đánh giá nguy cơ rủi ro trong sản xuất, đặc biệt chú ý đến các thiết bị, công nghệ có yêu cầu về an toàn cao (Lò hơi, Lò Sấy, Dây chuyền vận chuyển nguyên liệu chế biến…)

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phố biến về chính sách, pháp luật và kiến thức về ATVSLĐ; các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; tố chức các buối tọa đàm, hội thảo, nói chuvện chuyên đề về ATVSLĐ.

- Phối hợp vói các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp, NSDLĐ tổ chức tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ. Chú trọng lập huấn về phương pháp, kỹ năng, các kinh nghiệm phòng ngừa TNLĐ, BNN cho cán bộ, đoàn viên công đoàn và NLĐ.

- Phối hợp với chính quyền đồng cấp phát động các phong trào thi đua về ATVSLĐ, trong đó tiếp tục chú trọng nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", qua đó thúc đẩy sự tham gia của NSDLĐ và NLĐ trong việc bảo đảm ATVSLD tại các đơn vị, doanh nghiệp.

- Phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các cơ sở sản xuất.

- Biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động cũng như các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ và phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

- Các cấp công đoàn đã phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức các hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, các biện pháp đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp. Có 6 cuộc tự kiểm tra tại cơ sở được thực hiện trong tháng; có 01 sự cố môi trường tại Công ty cổ phần Mía Đường Sơn La được xử lý xong.

Trên đây là báo cáo tổng hợp kết quả triển khai các hoạt động nhân dịp “tháng công nhân” và “tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ, PCCN” năm 2019 của CĐN Nông nghiệp và PTNT Sơn La. Rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của công đoàn cấp trên để các hoạt động trên được duy trì thường xuyên và giúp cho Công đoàn ngành tổ chức hiệu quả hơn cho các năm tiếp theo./.

 

 


 

KẾT QUẢ HỘI THAO CNVCLĐ TOÀN NGÀNH LẦN THỨ V, NĂM 2019

                Thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành và Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT. Trong các ngày từ 25 – 27/5/2019 Hội thao CNVCLĐ lần thứ V đã diễn ra sôi nổi, hào hứng, chất lượng chuyên môn cao với 05 môn thi đấu 11 nội dung thi đấu, 32 bộ huy chương các loại được trao cho các tập thể và cá nhân. Sau đây là danh sách các tập thể và cá nhân được nhận huy chương của Ban tổ chức tại Hội thao lần này.

                TT

Nội dung thi đấu

Huy chương

Cá nhân, tập thể nhận

1

Cầu lông đôi nam 18 – 35 tuổi

Vàng

Nguyễn Thanh Sơn – Chi cục Kiểm Lâm

Hoàng Văn Thành – Chi cục Kiểm Lâm

Bạc

Lưu Hải Thanh – Quỹ BVPT rừng

Cầm Tiến Đạt – Quỹ BVPT rừng

Đồng

Phạm Mai Khoa – Công ty TNHHKT Thuỷ lợi

Lê Xuân Hiệp – Công ty TNHHKT Thuỷ lợi

2

Cầu lông đôi nam 36 – 40 tuổi

Vàng

Hoàng Tuấn Anh – Chi cục Kiểm Lâm

Trịnh Vinh Hiển – Chi cục Kiểm Lâm

Bạc

Lê Mạnh Thắng – Quỹ BVPT rừng

Lê Đức Vinh – Quỹ BVPT rừng

3

Cầu lông đôi nam 41 – 50 tuổi

Vàng

Nguyễn Hữu Thuyên – Chi cục Kiểm Lâm

Nguyễn Việt Hà – Chi cục Kiểm Lâm

Bạc

Nguyễn Hồng Phúc – Chi cục PTNT

Lê Quang Trung – Chi cục PTNT

Đồng

Nguyễn Văn Trường – Quỹ BVPT rừng

ĐỖ Quốc Hưng – Quỹ BVPT rừng

4

Cầu lông đôi nam 51 – 60 tuổi

Vàng

Tòng Văn Hải – Chi cục CNTY

Nguyễn Văn Tiến – Chi cục CNTY

Bạc

Lò Thanh Bang – Văn phòng Sở NN&PTNT

Cao Viêt Thịnh – Chi cục Thuỷ Lợi

5

Cầu lông đôi nữ 18 – 35 tuổi

Vàng

Vũ Thị Ngát – BQLDA các Công trình NN,NT

Nguyễn Ngọc Ninh – Văn phòng SNN&PTNT

Bạc

Lâm Bảo NGọc – Chi cục Kiểm Lâm

Bùi Hoài Ninh – Chi cục Kiểm Lâm

Đồng

Nguyễn Thanh Loan – Trung tâm NSVSMT nông thôn

Lù Thị Thu Trang – Trung tâm NSVSMT nông thôn

6

Cầu lông đôi nữ 36 - 40

Vàng

Lường Thị Thanh Nga – Chi cục Kiểm Lâm

Điêu Thị Lợi – Chi cục Kiểm Lâm

Bạc

Nguyễn Ánh Tuyết – Quỹ BVPT rừng

Nguyễn Thị Hồng Thêu – Quỹ BVPT rừng

7

Cầu lông đôi nam nữ

Vàng

Cầm Tiến Đạt – Quỹ BVPT rừng

Nguyễn Ánh Tuyết – Quỹ BVPT rừng

Bạc

Nguyễn Thanh Sơn – Chi cục Kiểm Lâm

Lâm Bảo Ngọc – Chi cục Kiểm Lâm

Đồng

Hoàng Tuấn Anh – Chi cục Kiểm Lâm

Lường Thị Thanh Nga – Chi cục Kiểm Lâm

8

Cờ tướng

Vàng

Nguyễn Văn Sanh – Chi cục Kiểm Lâm Sơn La

Bạc

Lê Xuân Hoà – Chi cục QLCLNLS&TS Sơn La

Đồng

Nguyễn Văn Thắng – Chi cục Kiểm Lâm Sơn La

9

Bóng chuyền hơi

Vàng

Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La

Bạc

Chi cục Kiểm lâm Sơn La

Đồng

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Sơn La

10

Kéo co

Vàng

Chi cục Kiểm Lâm Sơn La

Bạc

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Sơn La

Đồng

Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn Sơn La

11

Bóng Đá

Vàng

Công ty cổ phần Chè Chiềng Ve Mộc Châu

Bạc

Chi cục Kiểm Lâm Sơn La

Đồng

Công ty cổ phần Chè Cờ Đỏ Mộc Châu

 

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUÝ III NĂM 2019

 

Quý III năm 2019 là thời gian quyết định, bản lề cho năm 2019. Hoạt động Công đoàn cần tập trung vào một số nội dung sau:

1. Triển khai công tác tuyên truyền giáo dục quý III năm 2019; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử của đất nước và địa phương trong quý.

2. Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ công đoàn Việt Nam, công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa nhiệm kỳ 2017 – 2022 dự kiến tiến hành trong quý I năm 2020, kiểm tra việc chuyển đổi lương mới cho công chức, viên chức, lao động khối hành chính sự nghiệp, công tác tính toán lại và chốt số phải nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động không hành chính sự nghiệp.

3. Công đoàn ngành phối hợp với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động yên tâm công tác; phối hợp chăm lo đời sống, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động;

4. Tiếp tục chỉ đạo CĐCS phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức Đối thoại định kỳ giữa năm theo quy định của từng công ty, doanh nghiệp.

5. Chỉ đạo kiểm tra và tổ chức các hoạt động tăng cường  giao lưu, học tập kinh nghiệm, tổ chức Hội thao khối Nông nghiệp huyện Mai Sơn năm 2019 do Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp chủ trì.

6. Làm tốt công tác tham gia xây dựng Đảng, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho tổ chức Đảng; Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong  cách Hồ Chí Minh.

7. Tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ VI; Hội nghị BCH lần thứ IV Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Tổ chức tham quan tại Nghệ An theo kế hoạch.

8. Tham gia phối hợp với SNN trong các hoạt động thi đua khối thi đua các sở NN&PTNT các tỉnh trung du và miền núi phía bắc năm 2019.

9. Tổ chức 01 đội văn nghệ ngành NN&PTNT tham dự liên hoan văn nghệ “Tiếng hát CNVCLĐ từ vùng đất Sơn La” chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (29/7/1929 – 29/7/2019) 

10. Tham dự và phát biểu thảo luận tại Hội thảo công đoàn tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện Thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.

  

Text Box: Số
90
06/2019
THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN QUÝ II NĂM 2019

Bản  tin của Công đoàn ngành Nông nghiệp & PTNT Sơn La

                          *******************************************************

Phát hành mỗi quý 1  kỳ vào tháng cuối quý

MỘT SỐ NỘI DUNG – THÔNG TIN CHÍNH

   

 

TRONG SỐ NÀY CÓ :           


VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN ( tr 2  – tr 4 )

* HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CĐCS TRONG NGÀNH (tr  5  – tr 9  )

CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI CB CNVCLĐ ( tr 10  - tr 13 )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI (tr 14 – tr 18)

VĂN BẢN MỚI (tr 18 – tr 23)

KẾT QUẢ HỘI THAO LẦN THỨ V (2019): (tr 24)

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUÝ III/2019 (tr 25 – tr 26))

Thông tin số 90 tháng 6/2019 xin đăng tải các hoạt động trong quý II năm 2019 và định hướng các  hoạt động quý III/2019.

BAN BIÊN TẬP:

Trưởng Ban: Bùi Thế Anh – Chủ tịch CĐN

Uỷ viên: Nguyễn Thị Xoan – PCT CĐN

Uỷ viên: Phạm Thị Mùi – Chuyên viên

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG:

Ban Thường vụ Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La.

Tel:0212.3853.853

Email: congdoannganhnongnghiepsonla@gmail.com


Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập