Gương sản xuất điển hình:Làm giàu từ chăn nuôi trâu, bò thịt
Những năm gần đây, phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn ngày càng phát triển.Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn.Chị Quàng Thị Hạnh, bản Lo, xã Chiềng Mung là một trong những tấm gương điển hình về phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Chị Quàng Thị Hạnh chăm sóc đàn vậtnuôi

      Những năm gần đây, phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn ngày càng phát triển.Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế, góp phần làm đổi mới bộ mặt nông thôn.Chị Quàng Thị Hạnh, bản Lo, xã Chiềng Mung là một trong những tấm gương điển hình về phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông,lao động vất vả nhưng thu nhập thấp. Năm 2015, chị Hạnh mạnh dạn đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và trên quỹ đất đai sẵn có, chị đã chọn phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp tổng hợp: Trồng cây ăn quả, rau màu, cỏ, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm.Trong những năm gần đây, mô hình nuôi trâu, bò thịt xuất bán đã và đang trở thành hướng làm giàu mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Chuồng nuôi được xây dựng tách biệt với nhà ở và chia làm 2 khu riêng biệt. Khu nuôi lợn gồm 2 lợn nái sinh sản và 20 lợn con; khu nuôi trâu, bò với quy mô duy trì 8 -10con.Chị Hạnh chia sẻ:Sau hơn một năm nuôi, đàn trâu, bò bắt đầu sinh sản. Sau khi sinh hai tháng, trâu, bò mẹ tiếp tục mang thai, con nuôi từ 8 - 12 tháng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và người mua sẽxuất chuồng, bình quân mỗi con nuôi 8-12 tháng bán được 10 -13 triệu đồng/con, nuôi 24 tháng bán được trên 20 triệu đồng; trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng/năm.

    Là người chăm sóc đàn trâu, bò hằng ngày, chị Hạnh chia sẻ: Trâu, bò dễ nuôi, chi phí thức ăn thấp, không mất nhiều diện tích đất và thời gian chăm sóc. Nguồn thức ăn tại địa phương phong phú. Ngoài rơm, rạ, cỏ trong tự nhiên, gia đình trồng thêm 5.000m2cỏ (VA06, ghi nê)bổ sung một số loại thức ăn hỗn hợp như cám ngô, cám gạo, bỗng rượu để bổ sung thêm tinh bột, giúp trâu, bò có sức đề kháng chống dịch bệnh.Quan trọng nhất là phải tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin phòng dịch chính cho cả đàn trâu, bò như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán...Thức ăn gồm cỏ, thân ngô tươi được cắt và sử dụng trong ngày, phần dư thừa phải loại bỏ. Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân ủ làm phân bón cho cây trồng, đảm bảo tiêu chí thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.Định kỳ 1 lần/tuần phun thuốc khử trùng chuồng trại, nhất là trong thời điểm dịch viêm da nổi cục diễn ra như hiện nay.

    Ông Hoàng Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Mung cho biết: Hiện nay, toàn xã cótrên 1.000 con trâu, bò, trong đó có hơn 100 hộ dân nuôi từ 5-10 con trâu, bò bán thịt thương phẩm. Để khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc, UBND Xã Chiềng Mung đã tạo điều kiện cho nông dân vay vốn đầu tư mở rộng chuồng trại, giống, thức ăn và mở các lớp tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Mô hình chăn nuôi trâu, bò thịt tại gia đình chị Quàng Thị Hạnh là một trong những điển hình không chỉ về hiệu quả kinh tế, mà còn giúp nhiều người chăn nuôi trong bản, trong xã học tập và làm theo, dần thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao hơn; tăng hiệu quả quản lý đàn trong việc chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương….

    Trong thời gian tới, gia đình chị sẽ xây dựng thêm chuồng trại tăng số lượng đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình./.

 

Tác giả: Thảo Hiếu - TTKN tỉnh
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập