Diễn đàn nông nghiệp 4.0 “Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản Sơn La”
Ngày 2/7, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Truyền hình Quốc hội Việt Nam, UBND tỉnh Sơn La tổ chức chương trình Diễn đàn nông nghiệp 4.0 với chủ để “Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản”. Chương trình được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết nối điểm cầu Hà Nội và Sơn La, được phát sóng trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, tiếp sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Sơn La, trang web của Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại địa chỉ quochoitv.vn, trên fanpage Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

    Ngày 2/7, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Truyền hình Quốc hội Việt Nam, UBND tỉnh Sơn La tổ chức chương trình Diễn đàn nông nghiệp 4.0 với chủ để “Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản”. Chương trình được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, kết nối điểm cầu Hà Nội và Sơn La, được phát sóng trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, tiếp sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Sơn La, trang web của Truyền hình Quốc hội Việt Nam tại địa chỉ quochoitv.vn, trên fanpage Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

    Tham dự Toạ đàm, tại đầu cầu Hà Nội có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; đại diện Sàn thương mại điện tử Viettel. Tại đầu cầu Sơn La có ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; ông Hà Như Huệ, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Đỗ Thị Bích Châu, phó giám đốc Sở Công thương, bà Cầm Thị Khay, Phó chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, đại diện một số đơn vị,các hợp tác xã, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.

Điểm cầu Sơn La

    Là một tỉnh có tiềm năng lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây ăn quả các loại cây ăn quả và các cây công nghiệp khác theo hướng tập trung, quy mô lớn và đa dạng hóa các sản phẩm quả mang tính đặc trưng. Thời gian trước đây, nhiều loại nông sản và cây ăn quả chủ yếu được trồng tự phát, phục vụ chủ yếu tự cung tự cấp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, tỉnh đã tập trung nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ban hành nhiều văn bản,thực hiện các chủ trương chính sách một cách đồng bộ, cùng với sự vào cuộc rất quyết liệt của người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp… việc trồng cây ăn quả đã được tỉnh chú trọng nhằm nâng cao chất lượng, giá trị bên cạnh tăng năng suất, bảo đảm sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu. Hàng loạt kỹ thuật sản xuất tiến bộ đã được ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La tổ chức tập huấn, chuyển giao để giúp người dân nâng cao giá trị của cây ăn quả.Sau khi thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc,tỉnh được đánh giá là "hiện tượng" trong phát triển kinh tế, là một điểm sáng trong xuất khẩu nông sảnđối với các tỉnh Tây Bắc.

    Cho đếnnay tỉnh Sơn La có hơn 78.800 ha cây ăn quả các loại, trở thành địa phương có vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 cả nước. Trong đó, hơn 17.500 ha cây trồng đã áp dụng các quy trình sản xuất an toàn; hơn 4.700 ha cây ăn quả các loại đã được cấp 181 mã số vùng trồng; 9 sản phẩm quả mang thương hiệu Sơn La được cấp văn bằng bảo hộ. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh chế biến sâu đối với một số sản phẩm quả. Tính đến trung tuần tháng 6, toàn tỉnh đã tiêu thụ được 21.148 tấn xoài, 53.500 tấn mận hậu; 695 tấn chanh leo…

Lãnh đạo UBND tỉnh; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tại buổi tọa đàm

    Tại buổi Tọa đàm các đại biểu đã thảo luận các vấn đề đẩy mạnh liên kết cung cầu, quảng bá nông sản địa phương, kiến nghị các chính sách phù hợp cho sản xuất và tiêu thụ nông sản trong đại dịch Covid-19, hướng tới xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

    Các đại biểu cũng đã đưa ra những giải pháp đồng bộ từ tiêu thụ trong nước đến xuất khẩu, cần tập trung vào chế biến sâu đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Cần sản xuất theo đơn hàng, không chạy theo số lượng sản phẩm, tránh ùn ứ. Kéo dài rải vụ các sản phẩm, giảm áp lực thời vụ và giảm áp lực giá, tạo giá trị cho sản phẩm. Cần tăng cường liên kết 6 nhà: Nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp, ngân hàng, nhà khoa học, nhà phân phối để phát huy nội lực từng nhà, tạo ra những vùng nông sản chất lượng cao, tăng giá trị kinh tế cho nông sản quốc gia.

    Chỉ ra những giải pháp quan trọng cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: ngành nông nghiệp đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có sản lượng nông sản lớn để xây dựng kế hoạch tiêu thụ nông sản; chủ động tổ chức các buổi kết nối, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng sản phẩm thương hiệu quốc gia như: Tôm, gạo, cà phê, cá tra… Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nông sản, Bộ đang xây dựng các giải pháp như: Xây dựng các vùng nguyên liệu, cấp mã số vùng trồng, chuyển giao khoa học, tổ chức liên kết sản xuất, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về năng lực của ngành chế biến nông sản. Đồng thời, liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm. tiếp tục xây dựng các chuỗi liên kết giữa Hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân để tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh tiêu thụ nông sản điện tử; phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu…Bên cạnh đó, tập trung xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, theo lợi thế của từng địa phương; đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương mại điện tử; phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ rào cản ở các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.

Điểm cầu Hà Nội

    Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Gần 30 năm hoạt động hệ thống khuyến nông đã có vai trò quan trọng, đóng góp cho sự đổi mới ngành nông nghiệp,chuyển giao công nghệ, phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường rất tích cực. Nhiều chương trình lớn do Bộ Nông nghiệp và PTN phát động thông qua hệ thống khuyến nông đã phát huy kết quả rõ rệt như: chương trình lai hoá đàn bò, thâm canh lúa của đồng bằng Sông Cửu Long, cải tạo các giống cây trồng tại địa phương… Theo ông, cần phải đẩy mạnh liên kết 4 nhà, cần có giải pháp tổ chức lại sản xuất, tạo thành những vùng nguyên liệu lớn, phát triển kinh tế hợp tác. Hệ thống khuyến nông ở các địa phương luôn phát huy chức năng, đẩy mạnh kết nối, gắn bó với doanh nghiệp,với người nông dân, không chỉ được đào tạo để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn được đào tạo để nắm bắt  thị trường cung cầu.Từ đó, đội ngũ khuyến nông sẽ chuyển tải đến bà con nông dân cách bán hàng theo yêu cầu của thị trường.

    "Để nâng tầm sản phẩm, phải bán giá trị của sản phẩm đó. Bán cả một quy trình làm ra sản phẩm. Trung tâm Khuyến nông quốc gia sẽ cùng với bà con nông dân thực hiện tốt thị trường mục tiêu trước khi sản xuất. Phải có kế hoạch trước khi sản xuất mới tránh được tình trạng bị ế thừa nông sản", ông Thanh nhấn mạnh.

    Theo bà Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cần phải xây dựng các vùng chuyên canh, quy mô lớn, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Có chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương để tạo điều kiện cho người dân ứng dụng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ vốn, khai thác các hiệp định tự do thương mại. Cần có chính sách xây dựng bảo hộ các nhãn hiệu cho các mặt hàng nông sản Việt…

Nông Sản Sơn La trưng bày tại tọa đàm

    Từ kinh nghiệm của Sơn La trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, ông Nguyền Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Để xuất khẩu được các sản phẩm nông sản, Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản từ tỉnh đến các địa phương. Trong thời gian tới, Sơn La sẽ tập trung sản xuất theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại sản lượng lớn, tăng giá trị sản phẩm… Ông Nguyễn Thành Công cũng đã đề xuất một số giải pháp, như: Đẩy mạnh sản xuất đồng bộ từ khâu sản xuất, tiêu thụ, chế biến. Đổi mới quy trình sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Tính toán, điều chỉnh sản xuất rải vụ, thời vụ sản xuất, giảm áp lực về sản lượng tiêu thụ nông sản lớn trong thời gian ngắn. Đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ và chú trọng đẩy mạnh chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

    Đại diện cho nông dân tiêu biểu của tỉnh Sơn La, HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng đã đề nghị các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ HTX dây chuyền sơ chế và kho bảo quản lạnh nông sản; thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản hiệu quả, bền vững.

    Tại buổi Toạ đàm, đại diện các doanh nghiệp thu mua nông sản và sàn thương mại điện tử cũng đã cam kết đồng hành cùng các địa phương trong tiêu thụ nông sản.

    Buổi Toạ đàm nông nghiệp 4.0 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trong 150 phút kết nối trực tiếp giữa các lãnh đạo đầu ngành và địa phương, giúp khán giả trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về nông nghiệp Sơn La, bàn luận các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững. Qua đó, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể, toàn diện về sức hút vùng chuyên canh nông sản Sơn La để đầu tư, đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ nông sản Sơn La hiệu quả, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

Tác giả: Thanh Trà – Trung tâm Khuyến nông Sơn La.
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập