Hội nghị trực tuyến toàn quốc tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 ​
Sáng ngày 03/6/2021, tại Hà Nội,các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 điểm cầu cả nước.Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Điểm cầu tỉnh Sơn La có đồng chí giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La Hà Như Huệ điều hành, đại diện một số Chi cục thuộc Sở và một số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

        Sáng ngày 03/6/2021, tại Hà Nội,các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới 63 điểm cầu cả nước.Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Điểm cầu tỉnh Sơn La có đồng chí giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La Hà Như Huệ điều hành, đại diện một số Chi cục thuộc Sở và một số doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

         Năm 2021, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhiều nước đối tác của Việt Nam. Ở trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động nhiều mặt của đời sống KT-XH. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, một số ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong đó có nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo và phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, linh hoạt điều chỉnh sản xuất, phương thức kinh doanh để vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản, vừa bảo đảm phòng tránh dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, bám sát tình hình giá cả, lưu thông hàng hóa, kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp, kế hoạch để vừa đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong nước, vừa thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu ở thị trường truyền thống và cả thị trường mới nhiều tiềm năng.

         4 tháng đầu năm 2021, cùng với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu, sản xuất nông - lâm - thủy sản đang dần hồi phục, thị trường tiêu thụ đối với nhiều mặt hàng vẫn được khơi thông, mở rộng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2020. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất khẩu nông sản sang một số thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đạt tăng trưởng khá, riêng thị trường EU có xu hướng giảm.

         Bên cạnh những kết quả đạt được, từ đầu năm 2021 đến nay tình hình tiêu thụ nông sản gặp khó khăn vì cả những lý do khách quan lẫn chủ quan. Đối với thị trường trong nước, tiêu thị gia cầm ở mức giá thấp trong khi thức ăn gia cầm giá cao, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, hay sự ách tắc trong khâu lưu thông do dịch COVID-19 khiến các mặt hàng nông sản bị dư thừa cục bộ. Đối với thị trường xuất khẩu, nông sản, sữa vướng các rào cản kỹ thuật ở ngay các thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu lớn khiến các mặt hàng  xuất khẩu này của nước ta gặp khó khăn…

         Tại hội nghị, đại biểu kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn kỹ thuật trong xuất khẩu, tiêu thụ nông sản như: Đối với ngành hàng thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần bố trí nguồn lực cho các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; đàm phán mở rộng thị trường mới; tăng cường tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và quản lý tốt dịch bệnh gây hại; quản lý chặt chẽ vùng trồng và xây dựng các vùng trồng an toàn; sản xuất các loại nông sản an toàn gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu…

         Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chỉ đạo: các đơn vị của Bộ theo dõi nắm bắt thông tin từ địa phương tham mưu Bộ giải quyết các vấn đề vướng mắc mà địa phương yêu cầu; hướng dẫn quy trình tiêu thụ nông sản trong dịch bệnh đảm bảo an toàn theo quy định. Trung tâm xúc tiến thương mại của Bộ chủ động liên hệ các địa phương thành lập diễn đàn kết nối doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản; tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu sản phẩm với các nước trên thế giới; Cục quản lý chất lượng tăng cường nắm chắc nội dung tháo gỡ rào cản kỹ thuật tham mưu Bộ; các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; quan tâm cấp mã số vùng trồng từ xuất khẩu đến tiêu thụ trong nước; tập trung xây dựng chuỗi cung ứng nông sản khép kín an toàn thực phẩm; hiệp hội các ngành hàng nắm chắc thông tin thị trường, tháo gỡ và thúc đẩy khó khăn tiêu thụ sản phẩm.

 

 

 

Tác giả: Minh Thanh (Trung tâm Khuyến nông)
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập