Sơn La: Hội nghị thúc đẩy phát triển ngành Gai xanh bền vững
 Gai xanh là cây trồng mới nên năng lực, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế, chưacó kinh nghiệm trong bảo quản sơ chế sau thu hoạch. Một số vườn gai xanh do chưa chủ động nguồn nước tưới nên dẫn đến tình trạng kém phát triển, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vỏ gai…

 

         Nhằm xây dựng cơ chế hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp, chính quyền các cấp và người dân tỉnh Sơn La trong việc phát triển bền vững ngành gai xanh giai đoạn 2021-2025, ngày 15/01/2021, tại thành phố Sơn La, Dự án Great đã phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức hội nghị Thúc đẩy phát triển ngành Gai xanh bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

         Dự hội nghị có lãnh đạo các Sở ban ngành của tỉnh(SởKế hoạch và đầu tư;Sở Nông Nghiệp &PTNT; Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh);UBND,phòng nông nghiệp &PTNT, Trung tâm dịch vụ (kỹ thuật)nông nghiệp của08 huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Mường La; đại diện UBND các xã Liên Hòa, Song Khủa, Xuân Nha (Vân Hồ); xã Quy Hướng (Mộc Châu); Chiềng Cang, Mường Cai (Sông Mã); Nà Bó, Chiềng Chăn (Mai Sơn);đại diện các ngân hàng Nông nghiệp &PTNT tỉnh, Ngân hàng LienvietPostbank Sơn La; Ban quản lý dự án Great, tư vấn quản lý dự án CowaterSogema; công ty An Phước, Vinafi, HTM Dragon; HTX Gai xanh AP1 Sơn La (Mai Sơn); HTX Tâm tín (Phù Yên) và đại diện 10 nhóm nông dân tham gia dự án.

         Gai xanh là cây trồng mới, được Công ty Vinafi trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ từ năm 2016.Qua theo dõi, sợi gai trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La được đánh giá có chất lượng cao hơn hẳn so với nhiều vùng trồng khác về độ bền, độ dai của sợi. Vì vậy việc mở rộng vùng sản xuất cây gai được các đơn vị thu mua chế biến đặc biệt quan tâm.

         Hội nghị đã báo cáo kết quả thực hiện sản xuất cây gai xanh AP1 năm 2020 của tỉnh Sơn La. Tính đến hết tháng 10/2020, toàn tỉnh có 281,1 ha trồng Gai xanh trên địa bàn các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu, Sốp Cộp, trong đó diện tích cho sản phẩm là 210 ha, trồng mới năm 2020 đạt 70,1 ha. Đánh giá ban đầu cho thấy Gai xanh có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh. Mỗi năm cho thu hoạch trung bình từ 4-5 lứa, năng suất đạt 2-3 tấn vỏ gai khô/ha/năm, giá trị vỏ khô đạt 40.000đ/kg vỏ khô, thu nhập đạt từ 80-100 triệu/ha/năm. Mức đầu tư hàng năm từ 13-15 triệu/ha/năm(giống, phân bón, máy tuốt cho 1 chu kỳ sản xuất 7-10 năm).So sánh với một số cây trồng ngắn ngày như ngô, sắn Gai xanhđạt hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt.

         Gai xanh là cây trồng mới nên năng lực, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân còn hạn chế, chưacó kinh nghiệm trong bảo quản sơ chế sau thu hoạch. Một số vườn gai xanh do chưa chủ động nguồn nước tưới nên dẫn đến tình trạng kém phát triển, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vỏ gai…

         Tại hội nghị, doanh nghiệp liên kết đã trình bày các mô hình vận hành liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; tiềm năng, cơ hội ngành dệt may; cơ hội và phát triển vùng nguyên liệu gai xanh tại Sơn La; các giải pháp phát triển, giới thiệu về chính sách tín dụng triển khai tại Ngân hàng... Các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá hiện trạng, điều kiện sinh thái, thuận lợi khó khăn trong sản xuất của 08 huyện, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt giải pháp về thị trường cho sản phẩm gai xanh, xây dựng được cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân giai đoạn 2021-2025; các vấn đề về chính sách hỗ trợ phát triển gai xanh đồng bộ trên địa bàn tỉnh…để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng và bền vững./. 

 

Tác giả: Thảo Hiếu - Trung tâm Khuyến Nông Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập