Chiềng Cọ: Hội thảo mô hình ghép cải tạo cà phê
Thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp & PTNT về tái canh cây cà phê và ý kiến chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh, để giúp người dân khôi phục lại diện tích cà phê bị thiệt hại do sương muối, giá rét gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển cà phê bền vững. Đầu năm 2020

         Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắc tổ chức Hội thảo tuyên truyền, phổ biến biện pháp khắc phục diện tích cà phê bị thiệt hại do rét đậm, rét hại, sương muối gây ra tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn; đồng thời xây dựng mô hình ghép cải tạo cây cà phê trên diện tích bị sương muối tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.

         Ngày 10/11/2020,Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp Tây Bắctổ chức Hội thảo mô hình. Tham dự Hội thảo có gần 40 đại biểu là đại diện cho một số đơn vị của tỉnh, thành phố Sơn La; lãnh đạovà nông dân các xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Hua La thành phố Sơn La.

         Mô hình ghép cải tạo vườn cà phê bị ảnh hưởng sương muối cuối năm 2019được triển khai quy mô 500 gốc cà phê, thời gian đốn từ tháng 3/2020 và ghép từ tháng 5 năm 2020; mô hình sử dụng biện pháp kỹ thuật mới là ghép chồi 4 giống cà phê : TN1, TN6, TN7 và TN9 trên gốc ghép cà phê chè Catimo của địa phương. Tham gia mô hình, nông dânđược hỗ trợ giống ghép, vật tư đảm bảo chất lượng vàhướng dẫn kỹ thuật ghép tái canh và chăm sóc cà phê. Sau thời gian triển khai, tỷ lệ sống của mô hình đạt khá cao từ 90,5-93,7%. Các giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, sau 6 tháng ghép cải tạo ngoài đồng rộng chồi ghép đạt chiều cao từ 66,3-80,3 cm; có từ 5-7,6 cặp cành.

         Mô hình ghép cải tạo vườn cà phê là một tiến bộ KHKT mới, phù hợp với định hướng của tỉnh Sơn La, đồng thời sát thực với nhu cầu và nguyện vọng của người dân địa phương. Hiện cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, không xuất hiện sâu bệnh hại, bước đầu đánh giá mô hìnhthích nghi điều kiện vùng cũng như thể hiện được một số điểm nổi bật so với các giống cà phê địa phương đốn tỉa sau sương muối cùng thời điểm.Tái canh cây cà phê bằng phương pháp ghép đơn giản và rút ngắn thời gian sinh trưởng so với đốn cải tạo thông thường, chi phí thấp hơn nhiều so với trồng mới; mô hình sẽ là điểm đến cho các hộ tham quan, học hỏi. Tuy nhiên, cà phê là cây công nghiệp lâu năm, vì vậy, cần có sự nghiên cứu lâu dài, để có kết luận sâu hơn, chính xác hơn, làm cơ sở đánh giá chính xác và tuyên truyền nhân rộng mô hình.

         Ông Nguyễn Phi Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc nhấn mạnh: “Đây là mô hình mới đầy triển vọng, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnhlà đến năm 2025 diện tích cà phê cần tái canh đạt khoảng 3.900 ha. Đặc biệtđây là giải pháp quan trọng để ghép cải tạo những vườn cà phê già cỗi, bị thoái hóa, năng suất thấp, nhiều sâu bệnh... đã trồng dưới 20 năm, từ đó giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế,giảm chi phí trong sản xuất”./.

Tác giả: Vân Anh ​- Trung tâm Khuyến nông Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập