Hội thảo Nông lâm kết hợp và phục hồi rừng; kết nối các nông hộ nhỏ và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững vùng Tây Bắc
Ngày 04/12/2020, tại Thành phố Sơn La, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp vớiTrung tâm nghiên cứu Nông lâm quốc tế tổ chức Hội thảo Nông lâm kết hợp và phục hồi rừng; kết nối các nông hộ nhỏ và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững vùng Tây Bắc.

           Tham dự Hội thảo có 40 đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và cấp tỉnh vùng Tây Bắc, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La; Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm;Lâm nghiệp Tây Bắc; Trường đại học Tây Bắc,các tổ chức xã hội và các chủ rừng địa bàn tỉnh Tây Bắc.

Ông: Trần Dũng Tiến – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu khai mạc

 

         Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ được nghe các bài tham luận: Hiệu quả, khả năng phát triển và thách thức đối với nông hộ nhỏ tại Tây Bắc; Mở rộng các hệ thống Nông lâm kết hợp ở Tây Bắc; Thách thức trong phục hồi rừng ở Tây Bắc; Cập nhật chính sách và thực hiện chính sách nông lâm kết hợp ở Việt Nam và Tây Bắc; Vai trò của nông lâm kết hợp và phục hồi rừng trong cung cấp dịch vụ hệ sinh thái và cơ hội kinh tế; khung theo dõi giám sát quản lý tổng hợp cảnh quan dựa trên cây gỗ ở cấp xã.

Ông Nguyễn Quang Tân – Trưởng đại diện trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp thế giới (ICRAF) Việt Nam chủ trì hội thảo tham vấn

         Theo đánh giá tại Hội thảo, đa số các đại biểu nhận định, tại các tỉnh vùng Tây Bắc, nhiều mô hình nông lâm kết hợp gắn với bảo vệ rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu, chống xói mòn đất đã triển khai thành công như: Mô hình chăn nuôi trồng xen cây cà phê với cây ăn quả, trang trại lớn gắn với công tác bảo vệ rừng....Hiện nay, việc áp dụng thực hành nông lâm nghiệp ngày càng phổ biến, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng nhìn chung ở mức thấp hoặc trung bình. Về hạn chế, bất cập trong chính sách hỗ trợ phát triển nông - lâm kết hợp, hiện nay là do chưa có chính sách riêng tách bạch nông nghiệp và lâm nghiệp; hạn chế trong chính sách đất đai trong việc nhân rộng các mô hình; nhiều cơ chế, chính sách ban hành chưa phù hợp, còn chồng chéo...

         Để phát triển mô hình nông lâm kết hợp, cho cả nước và cả vùng Tây Bắc, các chuyên gia đề xuất giải pháp Nhà nước cần có chính sách tín dụng, thương mại sản phẩm; khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy liên kết sản xuất- chế biến- thương mại sản phẩm nông lâm kết hợp theo chuỗi giá trị; lồng ghép vào chương trình OCOP; xây dựng tiêu chí cho trang trại áp dụng mô hình; xây dựng cơ sở dữ liệu nông lâm kết hợp, cả nước, phù hợp từng vùng...

         Trên cơ sở các bài tham luận, các đại biểu đã thảo luận và phân tích vai trò của nông lâm kết hợp và phục hồi rừng trong cung cấp dịch vụ hệ sinh thái và cơ hội kinh tế, thách thức và đề xuất khung theo dõi giám sát chính sách quản lý cảnh quan rừng bền vững ở Tây Bắc gắn với cải thiện sinh kế cho người dân dựa vào sản xuất nông lâm kết hợp trong thời gian tới./.

 

 


Tác giả: Chi cục Kiểm Lâm
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập