Hội thảo rà soát và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo
Từ ngày 08-09/10/2020 tại Thành phố Sơn La, Cục Kinh tế hợp tác & PTNT tổ chức Hội thảo rà soát chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025.
               Tham dự Hội thảo có các cơ quan thuộc các Bộ, ngành: Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo - Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội; Văn phòng Chương trình 135 - Ủy ban Dân tộc. Các đơn vị thuộc Bộ: Cục Kinh tế hợp tác & PTNT; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Trung tâm Phát triển nông thôn II, Viện Chính sách chiến lược nông nghiệp & PTNT và đại diện các cơ quan trực thuộc Bộ. Các cơ quan địa phương: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục PTNT từ tỉnh Quảng Trị trở ra Bắc (20 tỉnh) và một số ban ngành của tỉnh Sơn La. Đồng chí An Văn Khanh, phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác &PTNT chủ trì hội thảo.

         Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí An Văn Khanh, phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác &PTNT cho biết:Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn khoảng 3,75% năm 2019; đây là kết quả rõ nét thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; quyết định 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/9/2016 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016-2020; sự đóng góp quan trọng của các Chương trình dự án thành phần theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT thực hiện các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần ổn định xã hội, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện, bộ mặt xã nghèo thay đổi rõ nét; được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

         Trong giai đoạn 2016-2020, tổng số 13.513 dự án giảm nghèo được triển khai vớitrên 1.500 nghìn lượt hộ gia đình được hỗ trợ, với số vốn trên 8.000 tỷ đồng. Các dự án tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo lĩnh vực trồng trọt (hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, dược liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); nuôi trồng thủy sản (hỗ trợ giống cải tạo ao nuôi); cơ giới hóa (hỗ trợ mua máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất)…Công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo với số vốn được cấp 617,448 tỷ đồng; hỗ trợ hơn 11 triệu liều vắc xin tiêm phòng cho gia súc với kinh phí trên 166.000 triệu đồng; tạo đất sản xuất cho 3.912 hộ nghèo với kinh phí hỗ trợ 11.919 triệu đồng, diện tích 1.052ha…

         Tại Hội thảo, các đại biểu đã có nhiều đề xuất vềcác mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả giảm nghèo; chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; đề xuất các giải pháp về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…/.

 

Tác giả: Thảo Hiếu - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập